Tiếp tục học tập

Bạn chưa đăng nhập
Hãy đăng ký ngay bây giờ trên nền tảng Ta để theo dõi quá trình của bạn, thu thập điểm và tham gia các cuộc thi, sau khi đăng ký bạn sẽ nhận được chứng chỉ điện tử về các chủ đề bạn đã học.

Phần hiện tại: model

Bài học Tầm quan trọng của gia đình trong Islam.

Chúng ta sẽ học trong bài này, khái niệm gia đình tỏng Islam và vị thế của nó.

  • Tìm hiểu khái niệm gia đình trong Islam.
  • Giải thích địa vị của gia đình trong Islam.
  • Tìm hiểu các nền tảng để xây dựng gia đình trong Islam.

Ý nghĩa của Ummah (cộng đồng, quốc gia).

Một quốc gia được hình thành từ một nhóm các cá nhân có điểm chung; chẳng hạn như cùng nguồn gốc, ngôn ngữ và lịch sử, và điều quan trọng nhất trong số đó là tôn giáo. Những cá nhân đó xuất phát từ những máy ấm gia đình, từ những người chồng và người vợ, và đến lượt họ, họ sẽ tạo thành những gia đình mới sinh ra những đứa con trai và con gái tiếp tục vòng quay, vì vậy quốc gia sẽ tồn tại và tiếp tục.

Cuộc sống hôn nhân tốt đẹp là nền tảng cho sự sống của một quốc gia, do đó cần phải chú ý đến nền tảng, đó là gia đình.

Mặc dù về bản chất con người là một thực thể của xã hội, nhưng họ sẽ không cảm thấy hạnh phúc nếu sống trong một xã hội mà các thành viên không có các mối liên kết với nhau. Tuy nhiên, họ cần chia sẻ những cảm xúc và tình cảm cho một số cá nhân nhất định, cụ thể là những thành viên trong gia đình. Và gia đình trong Islam là đơn vị xã hội được cấu thành từ người đàn ông và phụ nữ được kết hợp với nhau bằng hôn nhân hợp pháp đúng với quy định giáo lý, và con cái được sinh ra từ họ.

Islam đã luôn quan tâm đến những thực thể này, khởi đầu bằng việc thúc giục một người kết hôn, thông qua việc quan tâm đến quyền của giới trẻ, kết thúc bằng việc tạo dựng mối quan hệ giữa tất cả các thành viên trong cùng một gia đình. Cấu trúc gia đình này là bức tranh tươi sáng của nhân loại như Allah Đấng Tối Cao mong muốn.

Địa vị của gia đình trong Islam.

١
Gia đình trong Hồi giáo là nền tảng cơ bản nhất trong việc xây dựng một xã hội loài người có trật tự và cân bằng.
٢
Gia đình là hình ảnh trong sáng và thuần khiết mà từ đó các cá nhân được hình thành và theo đó các mối quan hệ được hình thành dưới bóng râm của nó.
٣
Gia đình trong Islam là tế bào đầu tiên hình thành các hoạt động xã hội lành mạnh của con người, và là nơi những quyền và nghĩa vụ được nhận biết.
٤
Gia đình trong Islam nuôi dưỡng bản năng của người cha trong khuynh hướng mở rộng dòng dõi của mình, do đó hoàn thành mục tiêu là bảo tồn loài người.
٥
Và một trong những điều cho thấy vị thế to lớn của gia đình trong Islam là Allah Đấng Tối Cao đã xếp nó trong số rất nhiều ân huệ mà Ngài đã ban cho con Người. Allah Đấng Tối Cao phán: (Hỡi con người, hãy kính sợ Thượng Đế của các ngươi, Đấng đã tạo hóa các ngươi từ một cá thể duy nhất (ông tổ Adam của các ngươi) và từ Y Ngài đã tạo ra người vợ (Hauwa) của Y, rồi từ hai người họ, Ngài đã rải ra khắp nơi (trên trái đất) vô số đàn ông và phụ nữ. Các ngươi hãy kính sợ Allah, Đấng mà với Ngài các ngươi đòi hỏi (quyền và lẽ phải) lẫn nhau và các ngươi (hãy tôn trọng) mối quan hệ thân tộc, quả thật Allah luôn giám sát (mọi hành vi của) các ngươi.) [Chương Al-Nisa', câu: 1].

Hôn nhân trong Islam.

Thượng Đế Allah Đấng Toàn Năng đã gieo vào trong mỗi người đàn ông và phụ nữ một khuynh hướng bản năng hướng về người kia, và làm cho hôn nhân thành phương tiện hợp pháp để thỏa mãn khuynh hướng này, và để con người sinh con đẻ cái và bảo tồn giống loài của mình. Và Islam thúc giục hôn nhân trong Thiên Kinh Qur’an và Sunnah của Thiên Sứ ﷺ.

Gia đình Islam được dựng trên hai nền tảng chính.

Nền tảng tâm lý.

Bao gồm sự thoải mái về tâm lý, tình yêu thương, sự thương xót được phán qua lời phán của Đấng Tối Cao: (Và trong các dấu hiệu của (Allah) là Ngài đã tạo cho các ngươi từ bản thân các ngươi những người vợ để các ngươi chung sống yên bình với họ và Ngài đã đặt giữa các ngươi tình yêu thương và lòng bao dung. Trong sự việc đó quả thật là những dấu hiệu dành cho đám người biết suy ngẫm.) [Chương Ar-Rum, câu: 21].

Nền tảng vật chất.

Bao gồm việc thực hiện các điều kiện của hôn nhân, và mỗi người trong người vợ hoặc chồng phải tuân thủ nghĩa vụ của mình, về việc chi tiêu, chăm sóc, quán xuyến việc nhà và quyền lợi của con cái.

Islam thúc giục cả hai vợ chồng chăm sóc khối xây dựng này và bảo tồn nó, để các thành viên trú ngụ trong bóng râm của nó không bị sụp đổ và tan rã. Đó là lý do tại sao Islam kêu gọi sự kiên nhẫn và tiếp tục mối quan hệ giữa hai vợ chồng ngay cả khi tình yêu giữa hai người không còn nữa. Allah Đấng Tối Cao phán: (các ngươi phải đối xử tử tế với họ. Bởi lẽ nếu các ngươi ghét bỏ họ thì e rằng các ngươi đã ghét bỏ một thứ mà Allah đã ban cho họ bao điều tốt đẹp.) [Chương Al-Nisa’, câu: 19].

Bạn đã hoàn thành bài học thành công


Hãy bắt đầu bài kiểm tra