Phần hiện tại: model
Bài học Những loại tài sản nào bắt buộc phải xuất Zakah.
Những loại tài sản nào bắt buộc phải xuất Zakah?
Không bắt buộc Zakah đối với những loại tài sản dùng để sử dụng như nhà ở cho dù ngôi nhà có giá trị đến mấy, hoặc xe hơi để sử dụng hoặc những chiếc xe sang trọng, quần áo, thức ăn và đồ uống.
Thượng Đế Allah quy định bắt buộc xuất Zakah đối với những loại tài sản khác nhau có bản chất là tăng trưởng và gia tăng, và chúng là:
Zakah không phải bắt buộc đối với vàng và bạc trừ khi số lượng đã đạt đến mức lượng theo quy định của giáo luật (được gọi là Nisab), trong vòng một năm trọn vẹn tương đương với 354 ngày (theo niên lịch mặt trăng).
Mức lượng Zakah của vàng và bạc như sau:
-
Bao gồm các loại tiền tệ dù đang cất giữ tại nhà hay cất giữ tại các ngân hàng.
Cách xuất Zakah loại tài sản này là tính theo mức lượng (Nisab) của vàng, nếu số tiền có được tương ứng với Nisab của vàng tức khoản 85gram hoặc nhiều hơn tại thời điểm bắt buộc phải xuất Zakah thì phải trích 2,5% cho nghĩa vụ Zakah (thời điểm bắt buộc xuất Zakah là một lần trong một năm tính theo niên lịch mặt trăng như đã được nói trên).
Một ví dụ về cách tính nisab xuất Zakah tiền tệ.
Giá cả của vàng luôn thay đổi, nếu giá vàng vào thời điểm bắt buộc phải xuất Zakah là 25 đô la trên một gram thì Nisab lúc bấy giờ sẽ là: 25 (giá của một gram vàng, và nó luôn biến động) X 85 (số gram vàng, và nó luôn ở mức cố định) = 2125 đô la (Nisab của tài sản loại tiền tệ).
Ý nghĩa của nó: Là tất cả những gì được mang ra để kinh doanh buôn bán như bất động sản, tòa cao ốc, hoặc các mặt hàng thực phẩm hay các loại hàng hóa tiêu dùng.
Cách xuất các loại hàng hóa kinh doanh.
Cách thức xuất Zakah đối với các loại tài sản thuộc dạng này: Người sở hữu sẽ tính hết toàn bộ giá trị của tất cả các hàng hóa mà y kinh doanh sau một năm trọn vẹn, giá của các mặt hàng sẽ được tính theo giá thị trường tại thời điểm muốn xuất Zakah, nếu tổng giá trị đạt đến Nisab của tài sản tiền tệ thì phải trích ra 2,5% giá trị của nó để xuất Zakah.
Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao phán: (Hỡi những người có đức tin, các ngươi hãy chi dùng (cho con đường chính nghĩa của Allah) từ những bổng lộc tốt lành mà các ngươi kiếm được cũng như từ những bổng lộc mà TA (Allah) đã xuất ra cho các ngươi từ đất đai.) [Chương Al-Baqarah, câu: 267].
Bắt buộc xuất Zakah chỉ đối với các loại cây trồng nhất định chứ không phải tất cả, với điều kiện là sản lượng thu hoạch được phải đạt mức theo qui định của giáo luật.
Mức lượng xuất Zakah cũng được phân biệt giữa các loại cây trồng được tưới tiêu theo nguồn nước tự nhiên như mưa và các con sông và các loại cây trồng được tưới tiêu bằng công sức và các phương tiện, điều này nhằm mục đích quan tâm đến hoàn cảnh của mọi người.
Điều kiện bắt buộc những gì mọc ra từ đất từ các loại cây trồng, trái quả, và các loại hạt.
1. Tổng sản lượng thu hoạch phải đạt đến Nisab.
Thiên Sứ của Allah ﷺ đã quy định mức lượng Nisab bắt buộc phải xuất Zakah, và sẽ không bắt buộc nếu sản lượng đạt ít hơn mức lượng đó, Người nói: «Dưới năm Wisq là không có Zakah» [Al-Bukhari, số: 1459, và Muslim, số: 980]. Nó là một đơn vị đo của Kilogram, quy đổi ra trọng lượng của lúa mì, gạo nằm trong khoảng 612Kg, nếu sản lượng đạt ít hơn mức lượng đó thì không bắt buộc xuất Zakah.
2. Các loại cây trồng phải thuộc những loại bắt buộc xuất Zakah.
Xuất Zakah không bắt buộc ngoại trừ đối với những loại cây trồng nông nghiệp có thể được bảo quản và lưu giữ mà không bị hư hỏng, chẳng hạn như lúa mì, lúa mạch, nho khô, chà là, gạo và ngô. Còn đối với những loại trái cây và rau quả không thể bảo quản thì không bắt buộc phải xuất Zakah, như dưa, lựu, rau diếp, khoai tây, và những trái cây rau củ tương tự.
3. Phải sau mỗi mùa thu hoạch.
Bắt buộc xuất Zakah các loại cây trồng và trái quả sau mỗi mùa thu hoạch, mà không phải sau một năm. Nếu cây trồng được thu hoạch hai lần một năm thì xuất Zakah bắt buộc vào mỗi vụ thu hoạch...vv. Nếu đã xuất Zakah cho cây trồng và trái quả đó sau mỗi mùa thu hoạch, rồi đem chúng bảo quản và lưu trữ trong nhiều năm thì không bắt buộc phải xuất Zakah trong những năm đó nữa.
Gia súc nuôi có nghĩa là những con vật nuôi mà người nuôi được hưởng lợi ích từ chúng, và chúng là những loài riêng biệt như: Lạc đà, bò, và cừu (dê).
Quả thật, Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao đã ban tặng nó cho những người bầy tôi của Ngài bằng cách Ngài tạo hóa những loài gia súc để nhân loại có thể dùng thịt chúng, và mặc lên cơ thể bộ lông hoặc đan thành len, và chuyên chở họ trong cuộc hành trình, hay đi du ngoạn, Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao phán: (Và gia súc, chính Ngài đã tạo ra chúng. Chúng là nguồn cung cấp quần áo, thực phẩm và nhiều nguồn lợi khác cho các ngươi. Và các ngươi tìm thấy vẻ đẹp ở nơi chúng khi các ngươi lùa chúng về chuồng vào buổi chiều tối và khi các ngươi lùa chúng ra đồng vào buổi sớm mai. Chúng còn giúp các ngươi vận chuyển đồ nặng đến vùng đất (xa xôi) mà các ngươi không thể đến được ngoại trừ phải trải qua nhiều khó khăn, vất vả của bản thân. Thật vậy, Thượng Đế của các ngươi đã thương xót và nhân từ (đối với các ngươi) rất nhiều.) [Chương Al-Nahl, câu: 5-7].