Tiếp tục học tập

Bạn chưa đăng nhập
Hãy đăng ký ngay bây giờ trên nền tảng Ta để theo dõi quá trình của bạn, thu thập điểm và tham gia các cuộc thi, sau khi đăng ký bạn sẽ nhận được chứng chỉ điện tử về các chủ đề bạn đã học.

Phần hiện tại: model

Bài học Những điều làm hư sự nhịn chay.

Đây là những điều mà người nhịn chay cần phải tránh bởi vì chúng sẽ làm hư sự nhịn chay. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những điều làm hư sự nhịn chay đó.

  • Tìm hiểu những điều làm hư sự nhịn chay.

Những điều làm hư sự nhịn chay.

Đây là những điều mà người nhịn chay cần phải tránh bởi vì chúng sẽ làm hư sự nhịn chay.

1. Ăn, hoặc uống.

Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao phán: (Các ngươi được tự do ăn uống trong đêm cho đến khi các ngươi phân biệt được sợi chỉ trắng với sợi chỉ đen lúc rạng đông, khi đó các ngươi lại tiếp tục cuộc nhịn chay cho đến đêm.) [Chương Al-Baqarah, câu: 187].

Đối với ai ăn hoặc uống do quên; thì sự nhịn chay của y vẫn còn giá trị và y cũng không mắc tội, như Thiên Sứ của Allah ﷺ nói rằng: «Nếu ai ăn hoặc uống do quên trong lúc y đang nhịn chay, thì y hãy tiếp tục hoàn thành việc nhịn chay của mình, bởi vì đó là do Allah ban cho y ăn và uống». [Al-Bukhari, số: 1933, và Muslim, số: 1155].

2. Những điều mang ý nghĩa là ăn hoặc uống.

١
Dịch truyền cho cơ thể mang tính chất dinh dưỡng khi cơ thể bị mất nước, muối và dinh dưỡng, bởi vì dịch truyền này mang ý nghĩa của sự ăn và uống cho nên nó cũng được coi là thức ăn và thức uống.
٢
Truyền máu cho người bệnh, bởi vì máu là chất nuôi dưỡng cơ thể, và nó mang giáo luật như thức ăn và nước uống.
٣
Hút thuốc dưới mọi hình thức đều làm hỏng nhịn chay, bởi vì đó là cách đưa chất độc vào cơ thể bằng sự hít khói.

3. Giao hợp bằng cách đưa phần đầu bộ phận sinh dục nam vào âm đạo của nữ, cho dù có xuất tinh hay chưa xuất tinh.

4. Xuất tinh do cố ý, do giao hợp, hoặc thủ dâm, và những điều tương tự.

Riêng đối với trường hợp mộng tinh tức xuất tinh trong lúc ngủ thì không phải là điều làm hỏng sự nhịn chay. Người đàn ông được phép hôn người vợ của mình nếu như y có khả năng kìm hãm được bản thân không rơi vào điều làm hỏng nhịn chay.

5. Nôn ói một cách có chủ ý.

Nếu như nôn ói không có chủ ý tức không nằm trong sự kiểm soát của cơ thể thì không vấn đề gì, Thiên Sứ của Allah ﷺ nói rằng: «Ai nôn ói không có chủ ý trong lúc đang nhịn chay thì y không cần phải nhịn bù lại, còn ai cố tình nôn mửa thì phải nhịn chay bù lại» [At-Tirmizhi, số: 720, Abu Dawood, số: 2380].

6. Xuất máu kinh nguyệt hoặc máu hậu sản.

Khi nào có kinh nguyệt hay máu hậu sản thì sự nhịn chay của người phụ nữ bị hỏng dù sự việc xảy ra trước khi mặt trời lặn một chốc lát hoặc người đang có kinh và sạch kinh lúc sau giờ Fajar thì sự nhịn chay cũng không được công nhận nên người phụ nữ đó phải xả chay trong ngày hôm đó.Thiên Sứ của Allah ﷺ nói: «Chẳng phải là khi nào phụ nữ có kinh nguyệt thì không được phép dâng lễ nguyện Salah cũng như không được phép nhịn chay đó sao?» [Albukhari, số: 1951].

Trường hợp người phụ nữ xuất máu nhưng không phải là theo chu kỳ kinh nguyệt thường lệ mà nguyên nhân do bệnh lý hoặc máu đó không phải là máu hậu sản sau khi sinh đẻ thì nó không ảnh hưởng đến sự nhịn chay.

Bạn đã hoàn thành bài học thành công


Hãy bắt đầu bài kiểm tra