Tiếp tục học tập

Bạn chưa đăng nhập
Hãy đăng ký ngay bây giờ trên nền tảng Ta để theo dõi quá trình của bạn, thu thập điểm và tham gia các cuộc thi, sau khi đăng ký bạn sẽ nhận được chứng chỉ điện tử về các chủ đề bạn đã học.

Phần hiện tại: model

Bài học Riba (cho vay lấy lãi)

Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài này khái niệm của Riba và một số giáo luật quy định liên quan đến nó trong giáo luật Islam.

  • Tìm hiểu Riba và quy định giáo luật trong Islam về nó.
  • Hiểu được mục đích của việc cấm Riba.
  • Giải thích những tác hại của Riba.
  • Giải thích cách ăn năng từ việc làm Riba.

Sự khôn ngoan của Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao đã quy định Riba thuộc những điều cấm, điều trọng tội trong quy định giáo luật Islam. Và Riba cũng bị cấm cho các cộng đồng Ummah trước đây, vì sự phá hoại kèm theo tác hại to lớn của nó đối với cá nhân và xã hội. Allah Đấng Tối Cao phán: (Do hành vi sai trái bất công của người Do Thái và việc họ nhiều lần ngăn chặn con đường của Allah, TA đã cấm họ những thực phẩm tốt sạch mà họ đã được phép dùng (trước đó). Và (do tội) họ đã cho vay lấy lãi trong khi nó đã bị cấm và do việc họ ăn chặn tài sản bất chính của thiên hạ.) [Chương Al-Nisa, câu: 160-161].

Và điều cho thấy mối nguy hại của Riba, một sự cảnh báo nghiêm khắc về nó, Allah Đấng Tối Cao phán: (Hỡi những người có đức tin, các ngươi hãy sợ Allah mà bỏ đi phần còn lại của tiền lời cho vay, nếu các ngươi thật sự có đức tin nơi Ngài. Nhưng nếu các ngươi không phục tùng theo mệnh lệnh thì xem như các ngươi đã khai chiến với Allah và Thiên Sứ của Ngài.) [Chương Al-Baqarah, câu: 278-279]; Vì vậy, Đấng Tối Cao đã không cho phép Riba và nghiêm cấm nó, và Ngài cảnh báo những ai cho vay lấy lãi (Riba) bằng một cuộc chiến.

Thiên Sứ của Allah ﷺ đã khẳng định sự nghiêm cấm đó, và một sự cảnh cáo nghiêm khắc về nó, ông Jabir [cầu xin Allah hài lòng về ông] ông nói: «Thiên Sứ của Allah ‎ﷺ nguyền rủa người cho vay lấy lãi, người đi vay lãi, người viết hợp đồng vay, hai người làm chứng cho vay” và Người nói: “Tất cả họ điều như nhau [tội lỗi].» [Muslim, số: 1598].

Khái niệm Riba.

Riba có nghĩa trong ngôn từ là sự gia tăng và dư thừa, như trong lời phán của Allah Đấng Tối Cao: (Để một cộng đồng hùng mạnh hơn cộng đồng kia) [Chương An-Nahl, câu: 92], tức số lượng đông hơn.

Khái niệm Riba.

Khái niệm Riba trong giáo lý: Là sự chênh lệch, và trậm trễ giữa các thứ, cụ thể đối với những thứ quy định giáo luật đã cấm chúng.

Các thể loại Riba.

١
Riba Al-Fadhl.
٢
Riba An-Nasi'ah.

Riba Al-Fadhl

Đó là sự chênh lệch, gia tăng trên cùng chủng loại đã được giáo luật quy định về chúng, kèm theo những quy định về chúng, và sẽ có sự chênh lệnh trong việc trao đổi sản phẩm cùng một thể loại; chẳng hạn như bán một Sa' chà là loại tốt lấy hai Sa' chà là loại xấu.

Riba Al-Nasi'ah.

Đó là sự gia tăng khoảng thời gian phải được thực hiện trong việc đổi trác (mua bán), và đó là sự trì hoãn nhận hàng trong việc buôn bán hai loại hàng hóa giống nhau được đôi bên thống nhất và có nguyên nhân như Riba Al-Fadhl; ví dụ như bán một Sa' lúa mì đổi lấy một Sa' lúa mạch cùng với sự trì hoãn nhận hàng.

Giáo luật quy định về Riba.

Riba bị cấm tuyệt đối bởi Thiên Kinh Qur'an, Sunnah và sự thống nhất Ijma'. Ông Al-Nawawi [cầu xin Allah thương xót ông] nói: "Cộng đồng Muslim thống nhất về việc cấm Riba và nó thuộc đại trọng tội" [Quyển Al-Majmua', số: 9/391].

Mục đích của việc cấm Riba.

1- Khuyến khích hoạt động kinh tế thật sự, người cho vay lấy lãi ăn tiền Riba không đầu tư tài sản của mình vào công việc mang lại sản phẩm có lợi cho bản thân y hay cho cộng đồng; trong nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, hoặc những lĩnh vực khác.

2. Ngăn chặn việc thu lợi mà không được đổi lại tài sản khác; tôn giáo Islam điều chỉnh các giao dịch tài chính theo cách để đạt được lợi ích của cả hai bên, và mỗi bên đưa ra một thứ gì đó và họ sẽ nhận lại phần của mình, điều này không có được đối với Riba.

3. Việc cho vay lấy lãi (Riba) cắt đứt những gì tốt đẹp giữa mọi người: Điều này trái với mục đích của tôn giáo Islam trong việc truyền bá sự tốt đẹp và lòng nhân từ giữa họ.

4. Ngăn chặn sự bốc lột; vì chủ nợ thường lợi dụng nhu cầu của người vay, nên y sẽ cho vay lấy lãi (Riba).

5. Ngăn chặn sự bất công; Cho vay lấy lãi (Riba) là sự bất công đối với một trong hai bên, và Thượng Đế Allah đã nghiêm cấm tất cả các hành vi bất công.

Sự nguy hại của cho vay lấy lãi (Riba).

Những nguy hại, và hủy hoại của Riba là rất lớn, nó ảnh hưởng đến mọi khía cạnh cuộc sống của các cá nhân và xã hội.

1. Thiệt hại đến đạo đức và tinh thần.

Cho vay lấy lãi (Riba) sẽ in sâu vào tâm trí người cho vay sự tham lam, trái tim chai cứng, và nô lệ cho đồng tiền. Vì vậy, y bắt đầu đối xử bất công với người khác và khai thác nhu cầu, điểm yếu và sự nghèo khó của họ. Cho nên, linh hồn của anh ta và trái đất sẽ co lại trước sự tàn ác mà anh ta nhận được.

2. Thiệt hại đến xã hội.

Cho vay lấy lãi (Riba) là nhân tố hủy hoại xã hội, vì nó làm cho xã hội bị chia cắt và tan rã. Trong đó, kẻ mạnh ăn thịt kẻ yếu, và không ai giúp đỡ người khác ngoại trừ vì lợi ích mong muốn.

3. Thiệt hại kinh tế.

Cho vay lấy lãi (Riba) dẫn đến sự phá vỡ hệ thống kinh tế ở mọi cấp độ. Các khoản nợ chồng chất lên các cá nhân, và việc sản xuất thực sự mang lại kết quả (lợi ích) cho xã hội sẽ bị phá hủy hoặc giảm sút.

Điều kiện sám hối từ Riba.

١
Chấm dứt tất cả các khía cạnh giao dịch liên quan đến Riba.
٢
Hối hận về tất cả các giao dịch đã thực hiện bằng hình thức Riba.
٣
Cương quyết không tái phạm tội lỗi này.
٤
Trả lại số tiền lãi cho chủ nhân của nó nếu có thể, nhưng nếu không thể, hãy bố thí số tiền này cho người nghèo, người túng thiếu và sử dụng nó cho các hoạt động từ thiện.

Bạn đã hoàn thành bài học thành công


Hãy bắt đầu bài kiểm tra