Phần hiện tại: model
Bài học Ủy thác.
Đó là tài sản được gửi với người khác để giữ nó mà không có phí trao đổi tương xứng. Ví dụ: Một người gửi đồng hồ, ô tô, hoặc tiền cho người khác.
Giáo luật về ký gửi.
Ký gửi là một hợp đồng (ký kết) được phép trong quy định giáo luật, một trong hai bên có thể chấm dứt ký kết bất cứ khi nào anh ta muốn. Nếu chủ tài sản yêu cầu hoàn trả tài sản thì nó phải được trả lại cho y, và nếu tài sản được trả lại cho chủ sở hữu tài sản thì y phải nhận nó, đó là sự giúp nhau làm điều đạo đức và Taqwa (ngay chính, sợ Allah).
Mục đích của giáo luật về ký gửi.
Có thể xảy đến với mọi người tình trạng mà họ không thể nào có thể tự cất giữ tài sản của mình, hoặc là không có nơi cất giữ thích hợp, hoặc không có khả năng do già cả, bệnh tật, hoặc sợ hãi, trong khi người khác có khả năng cất giữ tài sản của y.
Đó là lý do tại sao Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao cho phép ký gửi, để bảo vệ tài sản. Một mặt để bảo vệ tài sản, mặt khác có thể kiếm được ân phước từ việc nhận tài sản gửi, và điều này tạo sự dễ dàng cho mọi người, giúp đỡ họ đáp ứng nhu cầu của mình.
Ký gửi được phép trong giáo luật, và cơ sở cho tính hợp pháp của nó từ Qur’an, Sunnah, sự thống nhất của các học giả (Ijma’), và Qiyas (sự so sánh, đối chiếu). Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao phán: (Quả thật, Allah đã ra lệnh cho các ngươi phải giao trả đầy đủ tín vật về lại cho chủ nhân của nó) [Chương Al-Nisa', câu: 58].
Ông Abu Hurairah [cầu xin Allah hài lòng về ông] thuật lại: Thiên Sứ của Allah ﷺ nói: «Hãy trả lại tín vật cho người đã giao phó cho anh (khi họ yêu cầu trả lại), và anh chớ bất tín với người đã bất tín với anh.» [Abu Dawood, số: 3535].
Quy định về việc nhận ký gửi.
Khuyến khích chấp nhận tài sản ký gửi với người chúng ta biết được họ có khả năng bảo vệ nó, trong vấn đề đó là điều giúp đỡ nhau làm điều đạo đức và Taqwa (ngay chính, sợ Allah), và đạt được phần thưởng và ân phước trong việc bảo quản nó.
Các nền tảng của ký gửi.
Các trường hợp người nhận ký gửi phải chịu trách nhiệm về tài sản ký gửi.
Các trường hợp chuyển tài sản ký gửi từ ủy thác sang bảo đảm.
Nếu tài sản ký gửi bị hư hại khi đang trong tay người nhận ký gửi nhưng không phải do y sơ suất thì không phải chịu trách nhiệm, người nhận ký gửi phải giữ tài sản ký gửi ở nơi an toàn, nếu người ký gửi cho phép người nhận ký gửi quyền sử dụng thì sẽ trở thành khoản vay có bảo đảm.
Nếu người nhận ký gửi có sự lo sợ và có ý định thực hiện cuộc hành trình đi xa thì bắt buộc y phải trả lại tài sản ký gửi cho chủ nhân của nó, hoặc người được ủy quyền, hoặc nếu không thể thì giao trả cho người đứng đầu (Hakim) nếu ông là người chính trực, hoặc nếu không thể nữa thì giao tàn sản đó cho một người tin cậy để trả lại cho chủ sở hữu nó.
Bất cứ ai được trao cho tài sản ký gửi sau đó y lấy nó ra khỏi nơi cất giữ an toàn, hoặc lẫn lộn nó với thứ khác không thể phân biệt rồi làm mất toàn bộ hoặc hư hỏng, thì y phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Người nhận ký gửi trung thực, sẽ không phải chịu trách nhiệm ngoại trừ tự làm hư hoặc vô trách nhiệm gìn giữ. Chấp nhận lời giải thích của người nhận ký gửi kèm theo lời thề của y trong việc trả lại tài sản ký gửi, và trong việc tài sản ký gửi hị hư hại nhưng không phải do vô trách nhiệm gìn giữ, trừ khi có bằng chứng rõ ràng.
Quy định giáo luật về hoàn trả tài sản ký gửi.
Tài sản ký gửi là sự ủy thác đối với người nhận ký gửi, bắt buộc phải hoàn trả lại khi được yêu cầu của chủ nhân tài sản, nếu không hoàn trả khi đã được yêu cầu mà không có lý do chính đáng thì sự ủy thác không còn giá trị, Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao phán: (Quả thật, Allah đã ra lệnh cho các ngươi phải giao trả đầy đủ tín vật về lại cho chủ nhân của nó.) [Chương Al-Nisa', câu: 58].
Nếu tài sản ký gửi của nhiều người, và một trong số họ yêu cầu phần của mình thì phải đưa cho họ.