Tiếp tục học tập

Bạn chưa đăng nhập
Hãy đăng ký ngay bây giờ trên nền tảng Ta để theo dõi quá trình của bạn, thu thập điểm và tham gia các cuộc thi, sau khi đăng ký bạn sẽ nhận được chứng chỉ điện tử về các chủ đề bạn đã học.

Phần hiện tại: model

Bài học Al-Waqf (hiến tặng tài sản).

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa Al-Waqf (hiến tặng tài sản) và những giáo lý trong Islam liên quan đến Al-Waqf.

  • Tìm hiểu ý nghĩa Al-Waqf và quy định về nó trong giáo luật.
  • Tìm hiểu những quy định giáo luật liên quan đến Al-Waqf.

Một số người được Allah ban cho sự giàu có và khá giả muốn sử dụng một phần từ tài sản hiện hữu của họ, tài sản nguyên bản và lợi ích của nó mang lại vẫn tiếp tục, để hiến tặng bằng số lợi nhuận thu được từ tài sản đó cho hoạt động từ thiện, để họ đạt được những phần thưởng với hành động tốt đẹp đó trong cuộc sống và sau khi họ mất, và để mang lại lợi ích rất lớn cho những người thiếu thốn.

Khái niệm Al-Waqf.

Đó là giữ lại tài sản gốc, làm từ thiện phần lợi ích của nó mang lại để tìm kiếm phần thưởng từ Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao.

Giáo luật về Al-Waqf (hiến tặng tài sản).

Khuyến khích hiến tặng tài sản, đó là một trong những cách bố thí tốt nhất, là việc hành đạo tốt đẹp nhất thuộc sự đến gần với Allah, đạo đức, và lòng nhân từ, Nó mang lại lợi ích, phúc lợi nhiều nhất. Bởi vì nó thuộc hành động thờ phượng sẽ không mất đi sau khi chết.

Mục đích của hiến tặng tài sản (Al-Waqf).

Thượng Đế Allah Đấng Thông Lãm đã quy định cho phép hiến tặng tài sản (Al-Waqf), khi nó chứa đựng những lợi ích trong tôn giáo, trong cuộc sống trần gian và Ngày Sau. Một người bề tôi cần nhân lên phần thưởng của mình bằng việc hiến tặng tài sản của y vì Thượng Đế Allah, và những phần thưởng tốt đẹp của y vẫn tiếp tục đến với y sau khi y mất. Những người được hiến tặng sẽ nhận được lợi ích từ tài sản đó, sẽ cầu xin (du-a Allah) cho người đã hiến tặng, cũng vì vậy mà cộng đồng trở nên gắn kết hơn.

Nó là một trong những sự bố thí tốt đẹp nhất, bởi vì nó là sự bố thí liên tục, luôn tiếp diễn trên phương diện đạo đức và lòng nhân từ.

Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao phán: (Các ngươi (những người có đức tin) sẽ chẳng đạt được sự ngoan đạo cho đến khi các ngươi chi dùng (cho con đường chính nghĩa của Allah) những gì được các ngươi yêu thích nhất. Và bất cứ điều gì mà các ngươi (chi dùng cho con đường chính nghĩa của Allah) thì Allah đều biết rõ.) [Chương Ali-Imran, câu: 92].

Ông Ibn Umar [cầu xin Allah hài lòng về ông] thuật lại: Umar sỡ hữu được miếng đất từ chiến lợi phẩm trong trận chiến Khaibar. Ông muốn dùng miếng đất này làm từ thiện nên đã đến xin ý kiến của Thiên Sứ ﷺ ông nói: Thưa Thiên Sứ của Allah, quả thật tôi sở hữu được một miếng đất từ chiến lợi phẩm trong trận chiến Khaibar, đó là tài sản mà tôi chưa bao giờ có được như vậy. Người ra lệnh cho tôi nên làm gì về nó? Thiên Sứ của Allah ﷺ Nói: «Nếu anh muốn, anh có thể giữ nó như một khoản hiến tặng để sử dụng cho các mục đích từ thiện». Thế là Umar Bin Al-Khattab [cầu xin Allah hài lòng về ông] đã làm từ thiện với miếng đất đó, với điều kiện rằng nó không được bán, không được cho, và không được thừa kế. Nó được sử dụng cho những người nghèo, người thân, người nô lệ, người túng thiếu, người chiến đấu cho con đường chính nghĩa của Allah, người khách, và người lỡ đường, và người phụ trách không có tội nếu ăn từ số tiền thu được của nó một cách hợp lý, hoặc nuôi ăn người bạn của mình nhưng không có ý định trở nên giàu có với tài sản đó. [Al-Bukhari, số: 2772, và Muslim, số: 1632].

Thể loại của Al-Waqf.

١
Al-Waqf vì lợi ích tôn giáo.
٢
Al-Waqf vì lợi ích ở thế gian.

Al-Waqf vì lợi ích tôn giáo.

Ví dụ: Một người xây Masjid để hiến tặng, hoặc trường học dành cho học sinh tìm hiểu về kiến thức, hoặc nhà ở cho những người túng thiếu, nghèo khổ, người mồ côi, góa phụ...vv.

Al--Waqf vì lợi ích của trần gian.

Ví dụ: Một người xây nhà và biến nó trở thành tài sản hiến tặng cho những người thừa kế của mình, hoặc hiến tặng nông trại và lấy sản lượng thu hoạch của nó cho họ.

Al-Waqf được diễn ra và có giá trị bởi một trong hai điều.

١
Lời nói: chẳng hạn như một người nói: tôi tình nguyện hiến tặng tài sản (Al-Waqf), hoặc tôi giữ nó (có nghĩa là nó không thể bán được nữa vì nó đã được tặng), hoặc tôi làm điều đó vì Allah (thứ mà tôi muốn tặng) và những câu nói tương tự.
٢
Hành động: Giống như xây dựng một Masjid và cho phép mọi người cầu nguyện Salah trong đó, hoặc xây dựng một nghĩa trang và cho phép mọi người chôn cất trong đó, hoặc xây dựng một trường học và cho phép mọi người học tập ở đây, hoặc đào một cái giếng và để mọi người uống nước từ nó.

Các điều kiện của Al-Waqf.

١
Người tặng phải là người có khả năng tặng, và là người sở hữu những gì y sẽ tặng.
٢
Tài sản tặng phải là tài sản có giá trị, được biết cụ thể, thuộc về người tặng.
٣
Tài sản hiến tặng Al-Waqf phải là tài sản cụ thể, có thể thu lợi từ chúng trong khi vẫn giữ lại tài sản đó.
٤
Hiến tặng Al-Waqf trên phương diện tốt đẹp, như Masjd, cầu đường, những người thân, người nghèo khổ.
٥
Al-Waqf phải là một khoản hiến tặng cụ thể, ví dụ như một Masjid như thế này, hoặc nhóm cụ thể: như những người nghèo, hoặc một người cụ thể như anh Zaid.
٦
Tài sản hiến tặng là vĩnh viễn không phải tại thời, đã hoàn thành không chấm dứt, ngoại trừ nó kết thúc bằng cái chết của người hiến tặng. Trongtrường hợp đó, khoản hiến tặng đó có giá trị và là tài sản thừa kế.

Và tài sản hiến tặng không giới hạn mức lượng cụ thể nào, nhưng nó thay đổi tùy theo điều kiện của mội người về sự giàu có và khá giả của họ. Ai giàu có và không có người thừa kế tài sản thì có thể hiến tặng toàn bộ tài sản, còn ai giàu và có người thừa kế thì y có thể hiến tặng một phần tài sản, và để phần còn lại cho người thừa kế.

Al-Waqf là sự hiến tặng vĩnh viễn không giới hạn vì Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao, và không có giới hạn về thời gian. Bất cứ ai hiến tặng đất đai, nhà cửa, hoặc nông trại vì Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao thì sẽ không còn thuộc quyền sở hữu, quản lý của y nên không được bán lại, không được tặng, không được dùng để làm tài sản kế thừa, không được thu hồi lại, và những người thừa kế không có quyền bán tài sản đó, bởi vì nó không còn thuộc về người thừa kế.

Và khi một người tuyên bố hiến tặng bằng lời nói, hoặc bằng hành động thể hiện sự hiến tặng, thì việc hiến tặng đó trở nên bắt buộc, và việc hiến tặng không bắt buộc phải có bằng chứng về sự chấp nhận của người được nhận, cũng không cần phải có sự cho phép của người đứng đầu (Hakim). Khi việc hiến tặng được thiết lập, thì người tặng không được phép định đoạt tài sản đó để xóa bỏ việc hiến tặng đó.

Thượng Đế Allah Đấng Ân Phúc và Tối Cao, Ngài là Đấng tốt lành Ngài không chấp nhận ngoại trừ những điều tốt lành. Vì vậy, nếu một tín đồ Muslim muốn hiến tặng một thứ gì đó để tìm kiếm sự hài lòng của Allah Đấng Tối Cao, thì tốt nhất y chọn tài sản tốt nhất của mình, của cải quý giá nhất, và y yêu thích nhất, đó là sự hoàn hảo của việc làm ngoan đạo và tốt đẹp.

Và cánh cửa hiến tặng tốt nhất là mang lại lợi ích cho những người Muslim ở mọi lúc và mọi nơi, chẳng hạn như quyên góp cho Masjid, học hỏi kiến thức, chiến đấu cho con đường chính nghĩa của Allah Đấng Tối Cao, cho những người thân thuộc, những người Muslim nghèo khổ, yếu thế…vv.

Trong những giáo luật của hiến tặng Al-Waqf.

١
Được phép hiến tặng cho người giàu, người nghèo, người thân hàng xóm gần hoặc người xa lạ, cho các tổ chức và cá nhân.
٢
Được phép hiến tặng cho nhiều bên, ví dụ như những người nghèo, những học giả Ulama, những học sinh tìm kiếm kiến thức...vv.
٣
Không được hiến tặng những gì sẽ gây tổn hại lợi ích nó mang lại, như tiền, thức ăn, đồ uống, và bất cứ thứ gì không được phép bán như tài sản thế chấp, chiếm đoạt.

Bạn đã hoàn thành bài học thành công


Hãy bắt đầu bài kiểm tra