Tiếp tục học tập

Bạn chưa đăng nhập
Hãy đăng ký ngay bây giờ trên nền tảng Ta để theo dõi quá trình của bạn, thu thập điểm và tham gia các cuộc thi, sau khi đăng ký bạn sẽ nhận được chứng chỉ điện tử về các chủ đề bạn đã học.

Phần hiện tại: model

Bài học Các quyền lợi của phụ nữ trong Islam.

Trong bày học này, chúng ta sẽ tìm hiểu một phần nào đó về các quyền lợi của phụ nữ trong Islam.

  • Giải thích sự khác biệt giữa sự tôn vinh phụ nữ trong Islam và sự khinh miệt của của các cộng đồng trước đối với họ.
  • Làm rõ quy tắc chung trong việc giải quyết vấn đề bình đẳng gới trong Islam.
  • Trình bày một số quyền lợi của phụ nữ được giáo luật Islam đảm bảo trong các lĩnh vực khác nhau.

Tôn giáo Islam bảo vệ phụ nữ.

Tôn giáo chân lý Islam - thông qua những lời răn dạy thiêng liêng và sự hướng dẫn khôn ngoan – quan tâm đến người phụ nữ Muslimah, bảo vệ phẩm giá của cô, đảm bảo đạt được danh dự và hạnh phúc cho cô, và chuẩn bị cho cô những phương tiện để cô có một cuộc sống thoải mái, tránh xa những hoài nghi, sự cám dỗ, điều xấu và tệ nạn, và tất cả những điều này là do lòng thương xót vĩ đại của của Allah Đấng Tối Cao dành riêng cho phụ nữ nói riêng và cho xã hội nói chung. Và sự quan tâm này có nhiều hình ảnh khác nhau.

Danh dự và địa vị cao.

Islam đảm bảo cho phụ nữ phẩm giá và nhân cách của họ, đồng thời trao cho họ địa vị phù hợp dù cho họ có ở địa vị nào đi chăng nữa; trong địa vị của một người mẹ, người vợ, con cái hoặc ở địa vị nào khác. Islam lệnh phải đối xử tử tế, nhân từ, và đặc biệt quan tâm đến những người phụ nữ, và Islam cũng đấu tranh chống lại các di sản tôn giáo, ý tưởng, và xã hội thối nát nơi địa vị của những người phụ nữ bị hạ thấp, khinh thường và nhục mạ.

Ông Umar Bin Al-Khattab [cầu xin Allah hài lòng về ông] nói: «Thề bởi Allah, trước đây trong thời kỳ ngu muội Al-Jahiliyah, chúng tôi không xem trọng phụ nữ về bất cứ điều gì, cho đến khi Allah mặc khải cho họ những điều mặc khải (về việc đối xử tốt với họ), và chỉ định cho họ những phần mà Ngài đã chỉ định (chằng hạn như chi tiêu cho họ, và quyền thừa kế của họ)». [Al-Bukhari, số: 4913 và Muslim, số: 1479]. Ánh hào quang của tôn giáo Islam đã chiếu rọi hơn 1400 năm trước, nó đã nâng cao địa vị của phụ nữ, và xóa bỏ khỏi họ những sự áp bức, bất công mà nhiều bộ tộc, nhiều cộng đồng đã từng đối xử với họ, trong đó là việc phụ nữ không có quyền sở hữu tài sản, cũng như không được thừa kế, người vợ được thừa kế hoặc bị thêu chết nếu chồng cô ta chết, họ bị đem bán và mua, và tập tục này vẫn phổ biến – ví dụ như ở Anh – cho đến đầu thế kỷ hai mươi.

Công bằng giữa phụ nữ và nam giới.

Islam là tôn giáo của Thượng Đế của vũ trụ và vạn vật, Đấng Am Tường tất cả, Đấng Công Bằng, Đấng Khôn Ngoan, trong sự công bằng, và khôn ngoan của Allah là Ngài không đánh đồng giữa hai thứ khác biệt, và không phân biệt giữa hai thứ giống nhau, và vì điều này chúng ta tìm thấy trong giáo luật Islam bình đẳng giữa nam và nữ ở những điểm giống và tương đồng nhau, và khác nhau giữa những điểm khác biệt, điều này tạo ra các quyền và nghĩa vụ tương xứng với bản chất của mỗi phái trong họ, cũng như nhu cầu và khả năng của họ, và bản năng mà Allah Đấng Tối Cao đã tạo. Islam đã trao cho phụ nữ địa vị phù hợp với họ trong mọi lĩnh vực và sự bình đẳng giữa họ và nam giới trong rất nhiều lĩnh vực, bao gồm:

Nguồn gốc của tạo hóa.

Sự khinh miệt của các quốc gia trước đây đối với phụ nữ lớn đến mức đã đẩy họ vượt ra ngoài giới hạn toàn diện của một con người. Ông Aristotle nói: Phụ nữ là một người đàn ông không hoàn chỉnh, và tạo hóa đã đặt cô ấy ở bậc thấp nhất trong nấc thang của tạo hóa. Socrates ví phụ nữ như cái cây có độc. Một hội nghị lớn được tổ chức tại Rome, trong đó họ quyết định rằng phụ nữ không có linh hồn hoặc sự bất tử, và họ sẽ không được thừa hưởng cuộc sống ở thế giới bên kia, rằng phụ nữ là một sư ghê tởm, họ không được ăn thịt, không được cười và không được nói!. Còn người Pháp, họ đã tổ chức một hội nghị vào năm 586 dương lịch để bàn về một vấn đề “quan trọng” đó là: Phụ nữ được coi là con người hay không phải con người?! Họ có linh hồn hay không có linh hồn?! Và nếu nó có linh hồn, thì đó là linh hồn động vật hay linh hồn con người?! Và nếu nó là con người, nó ở cấp độ của linh hồn của người đàn ông hay thấp hơn?! Cuối cùng, họ quyết định phụ nữ là con người, nhưng phụ nữ được tạo ra chỉ để phục vụ đàn ông. Còn đối với tôn giới Islam, nó xác lập sự bình đẳng giữa hai giới ngay từ nguồn gốc của sự tạo hóa. Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao phán: (Hỡi con người, hãy kính sợ Thượng Đế của các ngươi, Đấng đã tạo hóa các ngươi từ một cá thể duy nhất (ông tổ Adam của các ngươi) và từ Y Ngài đã tạo ra người vợ (Hauwa) của Y, rồi từ hai người họ, Ngài đã rải ra khắp nơi (trên trái đất) vô số đàn ông và phụ nữ. Các ngươi hãy kính sợ Allah, Đấng mà với Ngài các ngươi đòi hỏi (quyền và lẽ phải) lẫn nhau và các ngươi (hãy tôn trọng) mối quan hệ thân tộc, quả thật Allah luôn giám sát (mọi hành vi của) các ngươi.) [Chương Al-Nisa’, câu: 1].

Bình đẳng trong tôn giáo.

Tôn giáo Islam bình đẳng giữa nam và nữ trong các nghĩa vụ pháp lý, trong sự thưởng phạt và ân phước đạt được trên thế gian và Ngày Sau. Allah Đấng Tối Cao phán: (Bất cứ ai hành thiện, dù nam hay nữ, trong lúc y là một người có đức tin, TA chắc chắn sẽ ban cho y một cuộc sống tốt đẹp; và TA chắc chắn sẽ ban cho (những người như thế) một phần thưởng tốt hơn những gì họ đã từng làm.) [Chương Al-Nahl, câu: 97], và Allah Đấng Tối Cao phán: (Người nào hành thiện, dù nam hay nữ, đồng thời là người có đức tin thì sẽ được vào Thiên Đàng, họ sẽ không bị đối xử bất công một tí nào.) [Chương Al-Nisa’, câu: 124]. Và Thiên Sứ của Allah ﷺ đã từng được hỏi về một người đàn ông thấy ướt (ở bộ phận sinh dục hoặc quần áo) nhưng không nhớ mình đã có giấc mộng tinh. Người ﷺ nói: «Anh ta phải tắm (Gusl)», và một người đàn ông khác đã có giấc mộng tinh nhưng không thấy ướt, Người ﷺ nói: «Anh ta không bắt buộc phải tắm (Gusl)». Bà Ummu Sulaim hỏi: “Người phụ nữ có bắt buộc phải tắm (Gusl) khi nhìn thấy điều đó không?” Người đáp: «Vâng có, quả thật, phụ nữ bản chất cũng giống như đàn ông (tức phụ nữ giống như đàn ông trong việc chấp hành quy định giáo luật)». [Abu Dawood, số: 236].

Và người đầu tiên tin tưởng vào bức thông điệp của Thiên Sứ của Allah ﷺ là một người phụ nữ, Bà là mẹ của những người có đức tin Bà Khadijah [cầu xin Allah hài lòng về Bà], và những người phụ nữ họ thuộc nhóm di cư đầu tiên đến Al-Habashah (Etiopia ngày nay), và họ thuộc phái đoàn đầu tiên đến từ Yathrib (Madinah Al-Munawwarah) và cam kết trung thành với Thiên Sứ ﷺ.

Trong lịch sử Islam, phụ nữ như một hình mẫu xuất sắc, họ được biết đến với những phẩm chất tốt đẹp, kiến thức sâu rộng, và sự am hiểu của họ đối với với bức thông điệp Islam. Và thực tế, họ thường là những người dẫn đầu trong lĩnh vực này, người Muslim tiếp nhận rất nhiều điều trong tôn giáo của họ từ những phụ nữ Muslimah gương mẫu, những người hiểu biết hàng đầu về kiến thức và giảng dạy; nổi tiếng nhất trong họ là mẹ của những tín đồ Muslim Bà A-Ishah [cầu xin Allah hài lòng về Bà].

Phụ nữ và đàn ông cùng chung tham gia trong các hình thức thờ phượng, như các sự thờ phượng bắt buộc, khuyến khích hoặc được phép; ví dụ thực hiện Umrah và Hajj, cầu nguyện Salah Istisqa’ (cầu mưa) và hai lễ Eid, cũng như cầu nguyện Salah ngày thứ sáu, và cầu nguyện tập thể, người phụ nữ được lệnh phải mời gọi nhân loại đến với Islam, và lệnh phải làm điều thiện tốt và cấm làm những điều xấu xa, tội lỗi và những điều khác là hình ảnh rõ ràng của việc bình đẳng giữa hai giới trong các nghĩa vụ tôn giáo, và không có ngoại lệ nào đối với điều này ngoại trừ những gì liên quan đến sự khác biệt về tạo hóa giữa họ.

Mặc dù Islam chấp nhận về nguyên tắc bình đẳng trong các nghĩa vụ pháp lý như một quy tắc chung. Tuy nhiên, nó đã tính đến sự khác biệt về bản chất giữa hai giới, và những sự khác biệt dẫn đến sự khác biệt trong các nhiệm vụ. Vì vậy, nó sắp xếp các nhiệm vụ này và đặt mỗi cá nhân vào đúng vị trí của nó, điều này dẫn đến sự hòa hợp trong cuộc sống, người đàn ông có trách nhiệm chi tiêu cho người vợ và con cái, anh ta phải bảo vệ họ và quán xuyến mọi công việc gia đình, còn người phụ nữ có trách nhiệm trong việc trông coi nhà cửa, chồng con, và con cái, và cô có những trách nhiệm và bổn phận phải chu toàn.

Islam đảm bảo cho phụ nữ các quyền dân sự, xã hội, và quyền lợi cá nhân, và những quyền lợi này đã được đảm bảo cho phụ nữ kể từ khi bắt đầu bức thông điệp (Islam) hơn 1400 năm trước, và trước khi các tổ chức dân sự và nhân quyền kêu gọi các điều đó trong thời kỳ hiện đại ngày nay.

Các quyền dân sự và xã hội của phụ nữ.

١
Quyền được học tập và giáo dục của phụ nữ: Islam thúc giục theo đuổi kiến thức và kêu gọi đến với điều này đối với cả nam và nữ.
٢
Quyền làm việc của phụ nữ: Nguyên tắc là đàn ông là người làm việc và chi tiêu, nhưng không có quy định nào trong Hồi giáo ngăn cản phụ nữ làm việc nếu cô ấy cần, với diều kiện là phải tuân theo các giáo luật quy định của Islam, các giáo lý, và đạo đức của Nó.
٣
Quyền thừa kế của phụ nữ: Thiên Kinh Qur’an của Allah Đấng Toàn Năng và Sunnah của Thiên Sứ ﷺ, và những quyển sách Fiqh (giáo lý thực hành, luật học) đầy rẫy những lời nói và hình ảnh khác nhau về quyền thừa kế của cả nam và nữ.
٤
Quyền sở hữu tài sản của phụ nữ: Một phụ nữ có toàn quyền sở hữu tài sản, thông qua những gì cô kiếm được từ công việc hoặc qua những gì cô có được từ tài sản thừa kế, và cố ấy có toàn quyền định đoạt những gì cô sở hữu, cô có tài sản chính cho riêng mình, và không bị can thiệp bởi người cha, chồng hay những người khác họ.

Quyền của phụ nữ trong tình trạng cá nhân và hôn nhân.

١
Quyền được chọn người chồng tốt, ngoan đạo, quyền được chấp nhận hoặc từ chối người cầu hôn cô.
٢
Quyền của phụ nữ đối với của hồi môn.
٣
Quyền được bảo trợ về mặt vật chất, tài chính, chi tiêu của chồng cho cô, và cho các con cái của cô.
٤
Quyền được người chồng đối xử tốt đẹp trong cuộc sống, được đối xử tử tế trong lời nói và hành động.
٥
Quyền được đối xử công bằng trong đối xử ở chế độ đa thê.
٦
Quyền độc lập tài chính của cô ấy và trách nhiệm tài chính độc lâp với người chồng.
٧
Quyền trong ly hôn, quyền yêu cầu và được ly hôn, nếu đáp ứng các điều kiện và quyền của nó.
٨
Quyền nuôi con sau khi ly hôn, trừ trường hợp tái hôn.

Trên đây chỉ là một số ví dụ để giải thích một số quyền của phụ nữ trong Islam, bởi vì các quyền mà giáo luật Islam trao cho phụ nữ là rất nhiều.

Bạn đã hoàn thành bài học thành công


Hãy bắt đầu bài kiểm tra