Phần hiện tại: model
Bài học Tắm rửa và khâm liệm thi thể người chết.
Những điều nên làm khi một người Muslim qua đời.
Khi đã xác thực cái chết và linh hồn đã rời khỏi thể xác, khuyến khích nên thực hiện những điều sau.
Khi Thiên Sứ của Allah ﷺ bước vào nơi Abu Salamah mắt của ông đang nhắm nghiền, Người nhắm mắt ông ta lại và nói: «Khi các người đến với người đã khuất trong các ngươi thì hãy nhắm mắt y lại» [Ibn Ma'jah, số: 1455].
2. Phải Kiên nhẫn và tự kiểm soát bản thân.
Không được thiếu suy nghĩ mà lớn tiếng khóc lóc, than trách, những người nhà, người thân, và bà con người đã khuất phải kiên nhẫn. Quả thật, Thiên Sứ của Allah ﷺ đã ra lệnh một trong những người con gái của Người phải kiên nhẫn và hy vọng nhận phần thưởng của Allah khi con của bà mất [Trong Al-Bukhari, số: 1284, và Muslim, số: 923].
Như hành động của Thiên Sứ ﷺ với Abu Salamah - ông là một trong những người bạn đạo cao quý - khi ông qua đời, Người nói: «Khi một linh hồn bị rút thì ánh mắt sẽ nhìn theo». Sau đó, Người nói: «Cầu xin Thượng Đế Allah hãy tha thứ cho Abu Salamah, và hãy nâng cao địa vị của ông trong hàng ngũ những người được hướng dẫn đúng đắn, và hãy ban cho ông người kế vị từ con cháu của ông, xin Ngài hãy tha thứ cho ông và cho chúng tôi, hỡi Rabb (Thượng Đế Allah) của toàn vũ trụ, và xin Ngài hãy nới rộng chỗ ở của ông trong cõi mộ, và hãy soi sáng cho ông trong đó» [Muslim, số: 920].
Tắm rửa khâm liệm, cầu nguyện Salah và chôn người đã khuất, Thiên Sứ của Allah ﷺ nói: «Các ngươi hãy nhanh chân đưa người đã khuất (Jana'zah) đi chôn cất, vì nếu y là người đức hạnh thì các người đã đưa y đến nơi tốt đẹp, còn nếu y là loại người khác (người xấu, tội lỗi) thì các người đã trúc bỏ điều xấu ở trên vai của các người» [Al-Bukhari, số: 1315, và Muslim, số: 944].
5. Giúp đỡ gia đình người đã khuất.
Giúp đỡ gia đình có người đã khuất để giảm bớt gánh nặng cho họ, Thiên Sứ của Allah ﷺ đã ra lệnh chuẩn bị thức ăn cho gia đình con của người bác của Người ông Ja'far Bin Abi Talib khi ông [cầu xin Allah hài lòng về ông] hi sinh, Thiên Sứ ﷺ nói: «Hãy chuẩn bị thức ăn cho gia đình Ja'far, bởi quả thật họ đang gặp chuyện làm họ bận tâm» [Abu Dawood, số: 3132, At-Tirmizi, soosL 998, và Ibn Ma'jah, số: 1610].
Bắt buộc phải tắm rửa cho thi hài trước khi khâm liệm và chôn cất, một trong những người trong gia đình hoặc người thân hoặc người khác từ những người Muslim thực hiện việc tắm rửa cho thi hài, và Thiên Sứ của Allah ﷺ đã được tắm rửa khi Người qua đời và Người là một Người trong sạch, Người tinh khiết.
Tắm rửa toàn bộ các bộ phận của cơ thể thi hài bằng nước, loại bỏ chất bẩn nếu có, và cẩn thận che đậy phần kính của thi hài khi tắm rửa, và khuyến khích nên chú ý những điều sau:
1. Phải che đậy phần kín (Aurah) của thi hài, từ rốn cho đến đầu gối, sau khi cởi bỏ quần áo của họ.
2. Phải đeo găng tay hoặc cầm khăn lau khi tắm rửa, lau chùi phần kín của thi hài.
3. Bắt đầu bằng việc loại bỏ những gì làm tổn hại, chất bẩn của thi hài.
4. Sau đó tắm rửa các bộ phận lấy nước Wudu theo thứ tự được biết rộng rãi.
5. Tiếp theo, tắm rửa phần đầu thi hài và những phần còn lại của cơ thể, khuyến khích tắm thi hài bằng lá táo, hoặc có thể dùng xà phòng rồi dùng nước rửa lại cho sạch.
6. Khuyến khích rửa phần thân bên phải trước sau đó mới rửa phần thân bên trái.
7. Khuyến khích nên lập lại việc tắm rửa ba lần hoặc nhiều hơn nếu điều này là cần thiết.
Như Thiên Sứ của Allah ﷺ đã nói với những người phụ nữ khi họ tắm rửa cho con gái Zainab [cầu xin Allah hài lòng về Bà] của Người: «Hãy tắm rửa cho cô ba lần, hoặc năm lần hoặc nhiều hơn thế nữa nếu các cô thấy điều đó là cần thiết» [Al-Bukhari, số: 1253, và Muslim, số: 939].
8. Có thể đặt khăn vải, bông...vv.
Ở hậu môn, bộ phận sinh dục, hai lỗ tai, lỗ mũi, và miệng để chất dơ hoặc máu không chảy ra.
Trong lúc tắm và sau khi tắm thi hài, vì Thiên Sứ của Allah ﷺ đã yêu cầu những người phụ nữ tắm cho con gái của Người Zainab bằng nước pha với tinh dầu long nào (một loại tinh dầu thơm) ở lần tắm cuối cùng. [Al-Bukhari, số: 1253, và Muslim, số: 939].
Ai là người đứng ra thực hiện việc tắm rửa?
Bà A-Ishah [cầu xin Allah hài lòng về Bà] nói rằng: «Nếu tôi biết được những gì tôi biết về việc tắm rửa cho thi hài của Thiên Sứ ﷺ thì những người vợ của Người là những người tắm cho thi hài của Người» [Abu Dawood, số: 3141, và Ibn Ma'jah, số: 1464].
Khâm liệm thi hài người đã khuất là quyền lợi bắt buộc đối với thi hài, đối với những người thân trong gia đình và những người Muslim. Đó là Fardhu Kifa'yah (nghĩa vụ tập thể), qua lời nói của Thiên Sứ ﷺ: «Các ngươi hãy mặc những trang phục màu trắng; vì nó là trang phục tốt nhất cho các ngươi, và hãy khâm liệm người đã khuất trong các người trong nó» [Abu Dawood, số: 3878].
Chi phí cho việc khâm liệm được trích từ tài sản của người đã khuất nếu y có tài sản, còn nếu y không để lại tài sản gì thì chi phí cho việc khâm liệm phải do những người có nghĩa vụ chi tiêu cho y trong cuộc sống của y, như là cha hoặc ông hoặc con trai hoặc cháu trai, nếu không có điều kiện thì bắt buộc đối với những người giàu có trong những người Muslim.
Đối với việc khâm liệm đủ cho việc phải che thân xác của thi hài bằng trang phục sạch sẽ, dù đối với thi hài nam giới hoặc phụ nữ.