Tiếp tục học tập

Bạn chưa đăng nhập
Hãy đăng ký ngay bây giờ trên nền tảng Ta để theo dõi quá trình của bạn, thu thập điểm và tham gia các cuộc thi, sau khi đăng ký bạn sẽ nhận được chứng chỉ điện tử về các chủ đề bạn đã học.

Phần hiện tại: model

Bài học Chia buồn và tiếc thương người đã khuất.

Khuyến khích an ủi gia đình người đã khuất, chia buồn với những người thân, củng cố tiếp thêm sức mạnh cho họ về biến cố đã xảy ra với họ với những lời nói tốt đẹp, với những lời cầu xin (Du-a) cho người đã khuất, củng cố cho gia đình và người thân họ sự kiên nhẫn, nhắc nhở họ về phần thưởng từ Thượng Đế Allah, Thiên Sứ của Allah [cầu xin bình an và phúc lành cho Người] đã an ủi người thân của người đã khuất bằng lời nói: «Quả thật, bất cứ thứ gì Thượng Đế Allah lấy đi hay cho đi đều thuộc về Ngài, và tất cả mọi thứ đối với Ngài đều có thời hạn ấn định» [Al-Bukhari, số: 1284, và Muslim, số: 923].

  • Tìm hiểu các giáo luật và phép tắc chia buồn và thăm viếng mồ mả.

Chia buồn.

Khuyến khích an ủi gia đình người đã khuất, chia buồn với những người thân, củng cố tiếp thêm sức mạnh cho họ về biến cố đã xảy ra với họ với những lời nói tốt đẹp, với những lời cầu xin (Du-a) cho người đã khuất, củng cố cho gia đình và người thân họ sự kiên nhẫn, nhắc nhở họ về phần thưởng từ Thượng Đế Allah, Thiên Sứ của Allah [cầu xin bình an và phúc lành cho Người] đã an ủi người thân của người đã khuất bằng lời nói: «Quả thật, bất cứ thứ gì Thượng Đế Allah lấy đi hay cho đi đều thuộc về Ngài, và tất cả mọi thứ đối với Ngài đều có thời hạn ấn định» [Al-Bukhari, số: 1284, và Muslim, số: 923].

Có thể chia buồn với người thân người đã khuất trước hoặc sau khi chôn cất, ở bất cứ nơi nào có thể, dù đang ở trong Masjid, ở nghĩa trang, ở nhà, ở nơi làm việc, hay những nơi khác.

Không nên quá phô trương trong các nghi thức chia buồn bằng việc dựng lều, rạp, hoặc mở tiệc và mời mọi người đến, các điều đó không thuộc Sunnah của Thiên Sứ [cầu xin bình an và phúc lành cho Người] và những bạn đạo Sahabah của Người, và đó cũng không phải là những lễ tiệc chúc mừng, vui vẻ gì để mà thực hiện những điều như vậy.

Đau buồn và tiếc thương cho người đã mất.

Khóc là lòng thương xót tự nhiên tồn tại trong mỗi con người, là biểu hiện của sự mất mát và buồn bã, Thiên Sứ của Allah [cầu xin bình an và phúc lành cho Người] đã từng rơi nước mắt vì cái chết của đứa con trai Ibrahim của Người. [Al-Bukhari, số: 1303, và Muslim, số: 2315].

Tôn giáo Islam đã đặt ra một số nguyên tắc cho việc khóc thương người đã khuất.

١
Tôn giáo Islam cấm gào khóc, lớn tiếng, và thực hiện những hành động trái với giáo luật quy định như tự tát vào má, tự dánh bản thân, xé quần áo, hay những hành động tương tự.
٢
Cấm phụ nữ từ bỏ việc làm đẹp bản thân hơn ba ngày vì lý do có người thân qua đời, ngoại trừ đó là chồng của cô.
٣
Việc để tang của người vợ: Bắt buộc đối với phụ nữ có chồng mất phải tuân thủ một số điều trong thời gian Iddah (thời gian ở chờ của phụ nữ khi chồng mất).

Thời gian Iddah.

Là bốn tháng và mười ngày, hoặc nếu cô ấy sinh con nếu cô ấy mang thai.

Điều gì đối với phụ nữ trong thời gian Iddah khi chồng mất?

١
Cô ấy phải tránh sử dụng nước hoa, đồ trang sức, trang phục nổi bật, lộng lẫy, không sử dụng lá Henna để sơn móng tay, chân hoặc các loại thuốc nhuộm làm đẹp khác.
٢
Cô được phép ăn mặc trang phục thường ngày với bất cứ màu sắc hay kiểu dáng nào miễn không phải là những trang phục nổi bật, làm đẹp cho cô, cũng như không cấm cô tắm rửa hay chải đầu, và cô được phép đi ra ngoài cho việc cần thiết dù ban ngày không được vào ban đêm, và cô có thể nói chuyện với những người đàn ông không phải là Mahram nếu không nằm trong sự khả nghi.

Thăm viếng mộ: Thăm viếng mộ được chia ra làm ba thể loại:

١
Thăm viếng khuyến khích.
٢
Thăm viếng khuyến khích.
٣
Thăm viếng bị cấm.

1. Thăm viếng mộ khuyến khích.

Đó là việc thăm viếng mộ để nhắc nhở về cái chết, nơi cỗi mộ, và cuộc sống Đời Sau. Thiên Sứ của Allah [cầu xin bình an và phúc lành cho Người] nói rằng: «Ta đã cấm các người thăm viếng mộ, nhưng giờ đây các người có thể thăm viếng chúng». Trong một đường thuật khác: «Quả thật, việc thăm viếng mộ sẽ nhắc nhở về Ngày Sau» [Muslim, số: 977, và At-Tirmizi, số: 1054]. Và sự viếng thăm này ở tại nơi sinh sống, không phải thực hiện cuộc hành trình, du hành, vì thực hiện cuộc hành trình thờ phượng chỉ được phép đến với ba Masjid.

2. Thăm viếng mộ được phép.

Đó là việc thăm viếng với mục đích hợp pháp, và không phải để nhắc nhở về cái chết, và nó không nằm trong những điều cấm, giống như việc đi viếng thăm mộ của những người thân, bạn bè, và không với định tâm để nhắc nhở về Ngày Sau.

3. Thăm viếng bị cấm.

Đó là sự thăm viếng đến với những người trong mộ với những điều cấm, cải biên trong tôn giáo (Bid'ah), hoặc những sự tổ hợp Shirk như ngồi trên mộ, hoặc đi trên nó, hoặc thực hiện những hành động như tự tát vào má, than trách, gào khóc, những điều Bid'ah và Shirk chẳng hạn như tìm kiếm phước lành từ ngôi mộ bằng cách lau chùi lên nó, đòi hỏi, càu xin sự giúp đỡ chủ nhân của ngôi mộ, hoặc xem như người trung gian để cầu xin (Du-a).

Việc thăm viếng mộ của người Muslim nhằm mục đích:

١
Thứ nhất: Nhắc nhở về Ngày Sau, để suy ngẫm, rút ra những ý nghĩa từ những người đã khuất.
٢
Thứ hai: Thể hiện sự nhân từ với người đã khuất bằng sự cầu xin (Du-a) cho họ được sự thương xót và tha thứ; bởi vì họ có thể vui mừng vì điều đó, hạnh phúc giống như sự hạnh phúc của người sống khi được thăm viếng và tặng quà.
٣
Thứ ba: Thể hiện sự nhân từ với chính bản thân của người đến thăm viếng bằng sự bắt trước theo Sunnah trong viếng thăm mộ, và tìm kiếm phần thưởng.

Người đến thăm viếng mộ nên chú ý không được phép ngồi hoặc bước đi trên mộ, phải tôn trọng người đã khuất, Thiên Sứ của Allah [cầu xin bình an và phúc lành cho Người] đã giải thích sự trừng phạt về vấn đề này, Người nói: «Thà rằng một ai trong các ngươi ngồi trên đống than hồng làm cháy hết quần áo, và da thịt của các ngươi còn tốt hơn cho y là ngôi trên ngôi mộ» [Muslim, số: 971].

Cầu xin (Du-a) trước mộ.

Trong những lời cầu xin (Du-a) được đề cập khi thăm viếng mộ: «السَّلاَمُ عَلَيْكُمْ دَارَ قَوْمٍ مُؤْمِنِينَ وَإِنَّا إِنْ شَاءَ اللَّهُ بِكُمْ لاَحِقُونَ» [Muslim, số: 249], hoặc câu: «السَّلاَمُ عَلَى أَهْلِ الدِّيَارِ مِنَ الْمُؤْمِنِينَ وَالْمُسْلِمِينَ وَيَرْحَمُ اللَّهُ الْمُسْتَقْدِمِينَ مِنَّا وَالْمُسْتَأْخِرِينَ وَإِنَّا إِنْ شَاءَ اللَّهُ بِكُمْ لَلاَحِقُونَ» [Muslim, số: 974], hoặc: «اَلسَّلَامُ عَلَى أَهْلِ اَلدِّيَارِ مِنَ اَلْمُؤْمِنِينَ وَالْمُسْلِمِينَ, وَإِنَّا إِنْ شَاءَ اَللَّهُ بِكُمْ لَلَاحِقُونَ, أَسْأَلُ اَللَّهَ لَنَا وَلَكُمُ الْعَافِيَةَ» [Muslim, số: 975].

Bạn đã hoàn thành bài học thành công


Hãy bắt đầu bài kiểm tra