Tiếp tục học tập

Bạn chưa đăng nhập
Hãy đăng ký ngay bây giờ trên nền tảng Ta để theo dõi quá trình của bạn, thu thập điểm và tham gia các cuộc thi, sau khi đăng ký bạn sẽ nhận được chứng chỉ điện tử về các chủ đề bạn đã học.

Phần hiện tại: model

Bài học Phẩm chất đạo đức tôn giáo Islam trong giao dịch tài chính.

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số điều liên quan đến phẩm chất đạo đức cần có trong giao dịch tài chính.

  • Tìm hiểu khái niệm giao dịch tài chính trong Islam.
  • Thể hiện sự vượt trội của giáo luật Islam trong giao dịch tài chính.
  • Giải thích phẩm chất đạo đức tôn giáo Islam bắt buộc phải được tuân thủ trong giao dịch tài chính.

Đạo đức có liên quan mật thiết đến mọi vấn đề của cuộc sống, và có lẽ một trong những đặc điểm quan trọng nhất của hệ thống tài chính Islam là các giá trị đạo đức được đặt ra và tuân thủ; đây là điều làm cho hệ thống tài chính Islam trở nên đặc biệt duy nhất so với các hệ thống tài chính khác.

Giao dịch tài chính trong tôn giáo Islam.

Đó là tất cả những gì mà giáo luật cho phép hoạt động vì mục đích thu nhập hợp pháp, và giao dịch tài chính bao gồm tất cả các hợp đồng, ký kết liên quan đến tiền tệ, hoặc phát sinh các quyền tài chính. Chẳng hạn như mua bán, cho thuê, công ty, và các hợp đồng, thỏa thuận khác. Các quy định giáo luật liên quan đến các giao dịch Islam là các giáo luật quản lý, kiểm soát các giao dịch tài chính và kinh tế của mọi người với nhau.

Mục tiêu và ý nghĩa của những giáo dịch tài chính trong Islam.

١
Đạt được những gì làm hài lòng Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao; tuân theo điều Ngài đã ra lệnh bằng cách nổ lực, phấn đấu trên trái đất, Đấng Vinh Quang phán: (Chính Ngài là Đấng đã làm cho trái đất thuận tiện và dễ dàng sử dụng cho các ngươi. Vì vậy, các ngươi hãy đi trên các nẻo đường của nó và hãy ăn từ nguồn bổng lộc của Ngài. Và (các ngươi hãy biết rằng rồi đây) các ngươi sẽ được phục sinh để trở về với Ngài.) [Chương Al-Mulk, câu: 15].
٢
Thu nhập tài chính, và kiếm kế sinh nhai để đảm bảo duy trì cuộc sống, và làm tăng thêm tài sản để đạt được những lợi ích, sở thích và thú vui trần tục mà tôn giáo Islam cho phép.
٣
Đạt được vị trí cao trong Thiên Đàng, bằng cách tìm kiếm những gì được phép (Halal) và tránh những gì bị cấm (Haram) trong mọi giao dịch. Thiên Sứ của Allah ﷺ nói: «Người buôn bán trung thực, đáng tin cậy sẽ ở cùng với những vị Thiên Sứ và những người chính trực (Siddeeq) và những người tử vì con đường chính nghĩa của Allah (Shaheed)» [At-Tirmizi, số: 1209].
٤
Sử dụng tài sản tuân theo quy định của giáo luật, đảm bảo thiết lập một xã hội tốt đẹp, có thể phát triển và mở rộng.
٥
Đáp ứng nhu cầu của mọi cá nhân trong cộng đồng, giúp họ đạt được những gì Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao muốn ở họ, và thờ phượng Ngài, Đấng Vinh Quang trong hành động và trong lời nói của họ.
٦
Là những người thừa kế trên trái đất, và xây dựng nó với quy định giáo luật của Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao, Ngài phán: (Và (Allah) là Đấng đã để các ngươi thành những đại diện (của Ngài) trên trái đất. Ngài đã nâng nhóm người này vượt trội hơn nhóm người kia mục đích để thử thách các ngươi bằng những thứ mà Ngài đã ban cho các ngươi. Quả thật, Thượng Đế của Ngươi (hỡi Thiên Sứ) rất nhanh trong việc trừng phạt nhưng quả thật Ngài cũng là Đấng hằng lượng thứ, đầy lòng nhân từ.) [Chương Al-Ana'm, câu: 165].

Cân bằng trong các giao dịch tài chính tôn giáo Islam.

Islam là tôn giáo chân lý, thực sự nó đã mang lại những điều có lợi cho nhân loại và cải thiện họ; bởi vì nó là tôn giáo từ Đấng Tối Cao đã tạo hóa con người, nên Ngài biết rõ nhất về họ và những gì có lợi cho họ. Đấng Tối Cao phán: (Lẽ nào Đấng đã tạo ra không biết trong khi Ngài là Đấng Tinh Tế, Đấng Thông Toàn?) [Chương Al-Mulk, câu: 14]. Và nó trái ngược với các luật lệ và hệ thống khác. Chắc chắn, tôn giáo Islam mang đến một hệ thống tài chính luôn quan tâm đến như cầu của thể xác và các vấn đề của thế giới, và nó cũng quan tâm đến nhu cầu của tâm hồn và các vấn đề của Ngày Sau.

Thứ nhất - Về khía cạnh trần gian: Giáo luật Islam quy định các giao dịch tài chính của con người, bằng cách đảm bảo sự công bằng giữa tất cả những người giao dịch, và trao quyền cho tất cả những người có quyền đối với nó, và đảm bảo đủ cho tất cả mọi người, đồng thời nó mở rộng cánh cửa của điều được phép (Halal) trong giao dịch và cấm tất cả mọi thứ có thể gây hại cho một trong những người giao dịch.

Thứ hai – Vê khía cạnh tôn giáo: Mục đích lớn nhất của tất cả các quy định giáo luật Islam là đạt được sự hài lòng của Thượng Đế Allah và sự thắng lợi được Thiên Đàng, và có thể nói thêm rằng quy định giáo luật trong giao dịch Islam xác lập tình huynh đệ giữa các tín đồ có Muslim có đức tin bằng cách truyền bá sự công bằng và thúc đẩy thực hiện điều thiện tốt; như trao thời gian cho người mắc nợ không có khả năng thanh toán, và cấm tất cả mọi điều gây giận dữ và thù hận trong trái tim; chẳng hạn n hư hành vi cho vay lấy lãi (Riba) và cờ bạc.

Hình ảnh về những giao dịch tài chính theo quyền lợi.

Thứ nhất – Công bằng: Điều này xem xét quyền lợi của cả hai bên trong giao dịch tài chính không có sự tăng hoặc giảm, chẳng hạn như mua bán, cho thuê, với cùng một giá trị. Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao phán: (Tuy nhiên, Allah cho phép kinh doanh mua bán và cấm hình thức cho vay lấy lãi.) [Chương Al-Baqarah, câu: 125]. Thứ hai – Sự xí xóa: Đó là sự nhân từ; như gia hạn cho người mắc nợ không có khả năng thanh toán, hoặc xóa bỏ món nợ cho y, Đấng Tối Cao phán: ((Trường hợp) người thiếu nợ gặp khó khăn không thể hoàn nợ (lúc đến kỳ hạn) thì hãy gia hạn cho y đến lúc y cảm thấy dễ dàng hơn (cho việc trả nợ); tuy nhiên, nếu các ngươi bố thí khoản nợ đó thì điều đó tốt hơn cho các ngươi nếu các ngươi biết.) [Chương Al-Baqarah, câu: 280]. Và giống như một người đã thỏa thuận với người làm công về số tiền phải thanh toán, sau dó y trả cho người làm công nhiều hơn số tiền đá thỏa thuận. Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao phán: (và các ngươi hãy hành thiện bởi quả thật Allah yêu thương những người hành thiện.) [Chương Al-Baqarah, câu: 195].

Thứ ba - Sự bất công: Đó là một việc một người nhận được nhiều hơn quyền lợi của mình, ăn chạn tài sản của mọi người một cách bất công; chẳng hạn như cho vay lấy lãi (Riba), cờ bạc, từ chối quyền lợi của người lao động, Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao phán: (Hỡi những người có đức tin, các ngươi hãy sợ Allah mà bỏ đi phần còn lại của tiền lời cho vay, nếu các ngươi thật sự có đức tin nơi Ngài. Nhưng nếu các ngươi không phục tùng theo mệnh lệnh thì xem như các ngươi đã khai chiến với Allah và Thiên Sứ của Ngài. Tuy nhiên, nếu các ngươi biết ăn năn hối cải thì các ngươi được thu hồi tiền vốn của mình, đây là cách các ngươi không gây bất công cho ai và cũng không bị thiệt thòi.) [Chương Al-Baqarah, câu: 278-279]. Thiên Sứ của Allah ﷺ nói rằng: «Thượng Đế Allah phán: Có ba loại người TA sẽ chống lại chúng vào ngày Phán Xét Cuối Cùng: Kẻ lập giao ước nhân danh TA và sau đó vi phạm nó; kẻ bán một người đàn ông tự do và sử dụng tài sản từ việc mua bán đó; và kẻ thuê người nhân công, sau khi anh ta hoàn thành công việc của mình thì y không trả tiền công cho anh ta.» [Al-Bukhari, số: 2227].

Những phẩm chất đạo đức Islam trong giao dịch.

١
Tuân thủ các cam kết được phép và thực hiện chúng, Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao phán: (Hỡi những người có đức tin, các ngươi hãy thực hiện đúng các giao ước.) [Chương Al-Ma'idah, câu: 1].
٢
Thực hiện điều được ủy thác, Đấng Tối Cao phán: (Người được giao tín vật phải thực hiện (việc giao lại tín vật cho chủ nhân của nó khi được hoàn nợ) và y hãy kính sợ Allah, Thượng Đế của y) [Chương Al-Baqarah, câu: 283].
٣
Không được che giấu bằng chứng, Đấng Tối Cao phán: (Và các ngươi không được che giấu bằng chứng; ai che giấu nó thì quả thật tấm lòng của y mang tội, bởi Allah luôn biết rõ những gì các ngươi làm.) [Chương Al-Baqarah, câu: 283].
٤
Trung thực, khuyên bảo nhau, Thiên Sứ của Allah ﷺ nói về những người mua bán: «Nếu hai người mua bán trung thực và giải thích rõ (khiếm khuyết) thì họ sẽ được ban ân phước trong sự mua bán của họ, còn nếu như họ che giấu và lừa dối thì ân phước cuộc mua bán của họ sẽ bị xóa mất» [Al-Bukhari, số: 2079, và Muslim, số: 1532].
٥
Nói rõ (tình trạng của hàng hóa) không được gian lận và lừa gạt, Thiên Sứ của Allah ﷺ nói: «...và ai gian lận chúng ta thì sẽ không thuộc cộng động của Ta» [Muslim, số: 101].

Những phẩm chất đạo đức Islam trong giao dịch (2).

١
Tránh khỏi những sự nghi ngờ, đó là những vấn đề có sự nghi giữa sự điều được phép (Halal) và không được phép (Haram) đối với mọi người, Thiên Sứ của Allah ﷺ nói: «Quả thật, mọi điều Halal được phép và mọi điều Haram bị cấm đã được phân định rất rõ ràng và ở giữa hai khoảng Halal và Haram có những điều bị nghi ngờ làm nhiều người không biết đến, và ai từ bỏ được chúng – những điều bị nghi ngờ đó – thì y đã tránh được tai tiếng về tôn giáo và danh dự của mình còn ai rơi vào những điều bị nghi ngờ đó thì đã rơi vào điều Haram.» [Al-Bukhari, số: 52, và Muslim, số: 1599].
٢
Không được ăn chặn tài sản một cách bất chính, Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao phán: (Các ngươi chớ đừng ăn tài sản của nhau một cách bất chính và cũng chớ đừng lấy đó mà kiện tụng ra tòa hầu ăn tài sản của thiên hạ một cách tội lỗi trong khi các ngươi biết rõ (đó là sai trái).) [Chương Al-Baqarah, câu: 188].
٣
Phải yêu thương người anh em Muslim như yêu thương chính bản thân mình, Thiên Sứ của Allah ﷺ nói: «Không một ai trong các người có đức tin hoàn hảo cho đến khi nào các người yêu thương người anh em Muslim khác như yêu thương chính bản thân mình» [Al-Bukhari, số: 13, và Muslim, số: 45].

Bạn đã hoàn thành bài học thành công


Hãy bắt đầu bài kiểm tra