Tiếp tục học tập

Bạn chưa đăng nhập
Hãy đăng ký ngay bây giờ trên nền tảng Ta để theo dõi quá trình của bạn, thu thập điểm và tham gia các cuộc thi, sau khi đăng ký bạn sẽ nhận được chứng chỉ điện tử về các chủ đề bạn đã học.

Phần hiện tại: model

Bài học Sự thật của sự thờ phượng.

Sự thờ phượng có một vị trí vô cùng quan trọng trong tôn giáo Islam. Bài học này sẽ cho chúng ta biết ý nghĩa, sự thật, những trụ cột, và điều khôn ngoan trong sự đa dạng của hình thức thờ phượng.

Mục tiêu

  • Hiểu được ý nghĩa của sự thờ phượng và sự thật của nó.
  • Hiểu được các trụ cột và các hình thức thờ phượng.
  • Hiểu được sự khôn ngoan trong sự đa dạng của hình thức thờ phượng.

Ý nghĩa của sự thờ phượng.

Sự thờ phượng: Là danh từ bao quát tất cả những gì Thượng Đế Allah yêu thích và hài lòng từ những lời nói, hành động; thầm kính hoặc công khai, và tất cả những gì Allah Đấng Tối Cao yêu thích từ những hành động và lời nói đều được xem là sự thờ phượng.

Sự thật của sự thờ phượng.

Sự thờ phượng là: Sự vâng lời tuyệt đối cùng với sự yêu thương, sự tôn kính và phục tùng, và đó là quyền của Thượng Đế Allah đối với các bầy tôi của Ngài, sự thờ phượng chỉ dành riêng cho một mình Ngài và không phải một ai khác, bao gồm tất cả những gì Allah yêu thích và hài lòng từ lời nói , hành động mà Ngài đã ra lệnh, và khuyến khích thực hiện, dù đó là những việc làm công khai như dâng lễ nguyện Salah, xuất Zakah, hành hương Hajj, hoặc những việc làm thầm kính như tình tưởng nhớ Thượng Đế Allah bằng trái tim và kính sợ Ngài, phó thác cho Ngài, cầu xin Ngài trợ giúp và những điều tương tự khác.

Từ sự thương xót của Thượng Đế Allah dành cho những bầy tôi của Ngài, Ngài đã quy định cho họ sự đa dạng của các hình thức thờ phượng, và trong số đó là:

١
Những sự thờ phượng ở trong tim như: Tình yêu thương Allah, kính sợ Ngài, phó thác, đó là những sự thờ phượng tốt đẹp và cao quý nhất.
٢
Các hành động thờ phượng ở thể xác: bao gồm những hành động liên quan đến chiếc lưỡi, như tụng niệm (Zikir) Allah, đọc Qur'an, và lời nói tốt đẹp. Và bao gồm những gì liên quan đến các bộ phận của cơ thể, như lấy nước Wudu, nhịn chay, cầu nguyện Salah, loại bỏ những vật gây hại trên đường.
٣
Những sự thờ phượng liên quan đến tiền bạc: như xuất Zakah, bố thí (Sadaqah), chi tiêu trong các lĩnh vực từ thiện.
٤
Và trong những sự thờ phượng kết hợp tất cả những điều đó, như hành hương Hajj, và Umrah.

Sự khôn ngoan trong sự đa dạng các hình thức thờ phượng.

Từ sự khôn ngoan của Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao, Ngài đã quy định các hành động thờ phượng trở nên đa dạng và nhiều cách khác nhau để con người tìm thấy trong mình sự háo hức và nhiệt thành thờ phượng, để y không cảm thấy buồn chán và mệt mỏi, cũng như để con người có thể chấp nhận việc thờ phượng mà y tìm thấy sự nhiệt thành trong chính bản thân về sự thờ phượng đó.

Cũng như có những hình thức thờ phượng khác nhau, và con người cũng vậy họ cũng khác nhau về khuynh hướng và khả năng của họ, một số người trong họ tìm thấy sự năng nổ và siêng năng trong việc thờ phượng hơn những người khác, có lẽ một số trong họ được ban cho sự yêu thích việc làm tốt đẹp thiện nguyện đến với mọi người, và người khác thì họ được ban cho sự dễ dàng trong nhịn chay tự nguyện, và người thứ ba trái tim y gắn kết với việc đọc Thiên Kinh Qur'an và ghi nhớ Nó.

Thiên Sứ của Allah ﷺ nói: «Ai thuộc nhóm người dâng lễ nguyện Salah sẽ được gọi (vào Thiên Đàng) đi vào từ cánh cổng Salah, và ai thuộc nhóm người Jihad sẽ được gọi đi vào từ cánh cổng Jihad, và ai thuộc nhóm người bố thí Saqadah sẽ được gọi đi vào cánh cổng Sadaqah, và ai thuộc nhóm người nhịn chay thì sẽ được gọi đi vào cánh cổng Ar-Rayyan». Ông Abu Bakr nói: Thưa Thiên Sứ của Allah, có ai được gọi vào hết tất cả các cánh cửa đó không? Thiên Sứ của Allah ﷺ nói: «Có, và Ta hy vọng ông là một người trong họ». [Al-Bukhari, số: 1798, và Muslim, số: 1027].

Sự thờ phượng trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

Sự thờ phượng bao trùm tất cả những gì mà người có đức tin đã thể hiện với định tâm làm hài lòng Thượng Đế Allah, sự thờ phượng trong Islam không phải chỉ giới hạn trong phạm vi các nghi lễ thờ cúng và hành đạo được biết đến như dâng lễ nguyện Salah, nhịn chay, hay những hành động thờ phượng tương tự, mà nó bao hàm tất cả mọi việc làm hữu ích có định tâm ngoan thiện. Trong Islam, chỉ cần có tâm niệm tốt thì tất cả các việc làm hữu ích đều được coi là thờ phượng và được ban thưởng, dù người Muslim ăn, uống hoặc ngủ nhưng với định tâm vì mục đích có sức khỏe để phục tùng Allah, Đấng Tối Cao thì y sẽ được Ngài ban ân phước cho những sự việc đó.

Toàn bộ cuộc sống của người Muslim đều hướng về Thượng Đế Allah, y ăn vì mục đích phục tùng Ngài thì việc ăn đó của y là thờ phượng, y cưới vợ (lấy chồng) để bản thân tránh khỏi điều Haram thì việc cưới vợ lấy chồng đó của y là thờ phượng, y buôn bán kinh doanh và làm việc để kiếm tiền nhưng với tâm niệm tốt thì đó là thờ phượng, y nỗ lực học hỏi kiến thức rèn luyện trí lực khám phá, phát minh có định tâm tốt thì đó là thờ phượng, y chăm sóc gia đình, con cái, nhà cửa là thờ phượng, và tương tự như vậy tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống, mọi hành động, mọi việc làm hữu ích với tâm niệm ngoan thiện đều là thờ phượng.

Sự thờ phượng là nguyên nhân của việc tạo hóa.

Thượng Đế Allah, Đấng Tối Cao phán: (Và TA đã không tạo ra loài Jinn (ma quỷ) và loài người ngoại trừ là để chúng thờ phượng một mình TA (Allah). TA không muốn bất cứ bổng lộc nào từ chúng và cũng không muốn chúng nuôi dưỡng TA. Quả thật, Allah mới là Đấng ban bổng lộc cho tất cả, Ngài là Đấng của mọi quyền lực và sức mạnh.) [Chương Azh-zhariyat, câu: 56 - 58].

Thượng Đế Allah phán cho biết rằng ý nghĩa và mục đích mà Ngài đã tạo hóa loài Jinn (ma quỷ) và loài người chính là để họ thờ phượng Ngài, và Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao rất mực giàu có Ngài bất cần đến sự thờ phượng của họ, chỉ có họ mới thực sự cần thờ phượng Ngài vì họ nghèo khó lệ thuộc vào Ngài, Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao.

Và nếu một người bỏ bê mục tiêu đó và đắm mình trong những thú vui của thế giới này mà không nhớ đến mục đích của Đấng Tạo Hóa về sự tồn tại của mình; y biến thành một sinh vật không có sự khác biệt so với những sinh vật còn lại trên hành tinh này. Các loài động vật chúng cũng ăn và chơi đùa, ngay cả khi chúng không phải chịu bị tính toán ở Đời Sau, không giống như con người, và Đấng Tối Cao phán: (Riêng những kẻ vô đức tin thì chúng tận hưởng (cuộc sống trần gian), chúng ăn uống như loài vật, và rồi đây Hỏa Ngục sẽ là chỗ ở dành cho chúng.) [Chương Muhammad, câu: 12]. Họ giống với động vật trong các hành động và mục tiêu của chúng, nhưng họ sẽ bị trừng phạt vì điều đó; Bởi vì họ có trí óc hiểu biết và nhận thức, không giống như những loài động vật không hiểu biết.

Các trụ cột của thờ phượng.

Sự thờ phượng mà Thượng Đế Allah ra lệnh dựa trên ba trụ cột quan trọng, mỗi trụ này bổ sung cho trụ cột kia.

Các trụ cột của thờ phượng [Ibaadah].

١
Yêu thương vì Ngài Đấng Tối Cao.
٢
Phủ phục và kính sợ Ngài.
٣
Hy vọng và có nghĩ tốt đẹp về Ngài.

Sự thờ phượng mà Thượng Đế Allah đã sắc lệnh cho các bầy tôi của Ngài đòi hỏi phải hoàn toàn phủ phục, phục tùng Thượng Đế Allah và kính sợ Ngài, cùng với tình yêu thương trọn vẹn, mục đích, ước muốn và hy vọng nơi Ngài.

Dựa trên điều này nếu tình yêu thương mà không đi kèm với sự kính sợ và sự phủ phục - giống như sự yêu thích thức ăn và tiền bạc - thì không phải là sự tôn thờ. Tương tự như vậy sự kính sợ mà không có sự yêu thương - như sự sợ hãi một con vật săn mồi hay sợ một người lãnh đạo bất công - thì không được xem là sự thờ phượng. Nếu sự kính sợ, tình yêu thương, và hy vọng được kết hợp trong hành động thì đó là sự thờ phượng, và sự thờ phượng chỉ dành cho một Thượng Đế Allah duy nhất.

Khi một tín đồ Muslim cầu nguyện Salah hoặc nhịn chay y được thúc đẩy đến với hành động đó bởi tình yêu thương Allah và hi vọng nhận được phần thưởng từ Ngài, và kính sợ sự trừng phạt của Ngài, thì người đó đang thờ phượng. Còn việc một người cầu nguyện Salah để người khác không nói: y không có cầu nguyện Salah, hoặc nhịn chay chỉ để giữ gìn sức khỏe của mình; thì y không phải đang thờ phượng.

Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao đã khen ngợi những vị Sứ Giả của Ngài với lời phán: (Quả thật họ là những người thường tranh nhau làm phúc. Họ thường cầu nguyện TA (Allah) bằng niềm hy vọng và lòng kính sợ. Và họ là những người hạ mình kính cẩn trước TA.) [Chương Al-Ambiya, câu: 90].

Các dạng thức của sự thờ phượng.

١
Những sự thờ phượng thuần túy.
٢
Điều đưa đến sự thờ phượng bằng định tâm.

1- Những sự thờ phượng thuần túy.

Đó là những gì Thượng Đế Allah và Thiên Sứ của Ngài ra lệnh phải thực hiện thao con đường xác định, và nó chỉ có thể là sự thờ phượng, chẳng hạn như: cầu nguyện Salah, nhịn chay, hành hương Hajj, cầu xin (Du'a), Tauwaf, và những sự thờ phượng tương tự khác, không được phép thực hiện điều đó cho bất kỳ ai khác ngoại trừ Thượng Đế Allah, và cũng không đòi hỏi ân phước từ những việc thờ phượng đó ngoài Ngài.

2- Những điều đưa đến sự thờ phượng bằng định tâm:

Bao gồm đạo đức cao quý mà Thượng Đế Allah ra lệnh và kêu gọi con người đến với điều đó, chẳng hạn như hiếu thảo với cha mẹ, đối xử tốt đẹp với mọi người, giúp đỡ, hỗ trợ người bị áp bức, bất công, và những phẩm chất cao cả, đạo đức cao quý khác mà Thượng Đế Allah đã ra lệnh thực hiện nó đối với tất cả, và sẽ bắt phạt tín đồ Muslim nào từ bỏ nó, trong thể loại thuộc sự thờ phượng này không bắt buộc phải bắt chước theo từng chi tiết của Thiên Sứ của Allahﷺ, đúng hơn, trong thể loại này chỉ cần không làm trái với giáo luật và không phạm vào những điều cấm là đủ.

Nếu người thực hiện những hành động này với định tâm tốt và với ý định xem đó là phương tiện để đưa đến sự vâng lệnh Allah thì người đó sẽ nhận được phần thưởng, và nếu thực hiện điều đó nhưng không định tâm vì Thượng Đế Allah thì sẽ không nhận được phần phưởng, nhưng cũng sẽ không bị trừng phạt. Điều này bao gồm các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày như ngủ, làm việc, buôn bán, chơi thể thao và những hoạt động tương tự. Tất cả hành động hữu ích với định tâm vì Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao, người thực hiện nó sẽ nhận được phần thưởng (chắc chắn TA (Allah) sẽ không làm mất đi công lao của những ai làm tốt.) [Chương Al-Kahf, câu: 30].

Sự thờ phượng có giá trị và được chấp nhận cần phải hội đủ hai điều kiện:

١
Thành tâm thờ phượng vì Thượng Đế Allah duy nhất, không tổ hợp cùng với Ngài với bất cứ một thứ gì.
٢
Chấp thuận và tuân theo Sunnah (đường lối) Thiên Sứ của Allah ﷺ.

Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao phán: (Bởi thế, ai mong được gặp gỡ Thượng Đế của y thì hãy làm việc thiện tốt và ngoan đạo; và chớ đừng dựng một ai (vật gì) làm đối tác của Ngài trong việc thờ phượng Ngài.) [Chương Al-Kahf, câu: 110].

Bằng chứng qua lời phán của Ngài: (Và chớ dựng một ai (vật gì) làm đối tác của Ngài trong việc thờ phượng Ngài) phải thành tâm trong sự thờ phượng chỉ vì Thượng Đế Allah duy nhất mà không có bất cứ một thứ gì khác, và lời phán của Ngài: (Làm việc thiện tốt) trên cơ sở tuân theo Sunnah, bởi vì việc làm ngoan đạo là việc làm đúng đắn và không thể xem là việc làm đúng đắn cho đến khi chấp thuận và tuân theo Sunnah của Thiên Sứ ﷺ. Nên đối với ai muốn được gặp Thượng Đế Allah và Thiên Đàng ở Ngày Sau, bắt buộc phải thờ phượng Allah tuân theo hai diều kiện được kể trong câu Kinh.

Bạn đã hoàn thành bài học thành công


Hãy bắt đầu bài kiểm tra