Tiếp tục học tập

Bạn chưa đăng nhập
Hãy đăng ký ngay bây giờ trên nền tảng Ta để theo dõi quá trình của bạn, thu thập điểm và tham gia các cuộc thi, sau khi đăng ký bạn sẽ nhận được chứng chỉ điện tử về các chủ đề bạn đã học.

Phần hiện tại: model

Bài học Liên doanh (quan hệ đối tác)

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của liên doanh, và những điều liên quan đến những quy định giáo luật Islam về liên doanh.

  • Hiểu được ý nghĩa của liên doanh trong quy định giáo luật Islam.
  • Hiểu được các thể loại liên doanh.
  • Hiểu được các thể loại hợp đồng.
  • Hiểu được một số quy định giáo luật về liên doanh.

Khái niệm liên doanh (quan hệ đối tác).

Là tập hợp các quyền lợi hoặc quản lý của hai hoặc nhiều người. Ví dụ thứ nhất: hai người cùng sở hữu chung tài sản thừa kế hoặc quà tặng, ví dụ thứ hai: cả hai cùng liên kết hợp tác trong mua và bán.

Giáo luật về liên doanh.

Liên doanh được phép: Nếu nguồn gốc của các giao dịch là được phép, chắc chắn Thượng Đế Allah đã cho phép để những bầy tôi của Ngài dễ dàng tìm được nguồn bổng lộc, được phép người Muslim liên doanh với người Muslim hoặc với những người khác không phải là Muslim với điều kiện là việc quản lý không nên chỉ nằm trong tay người không phải Muslim.

Mục đích về tính hợp pháp của liên doanh.

Con người cần phát triển tài sản của mình, nhưng có thể y sẽ không thể tự làm được điều đó một mình vì không có khả năng và kinh nghiệm, hoặc không đủ vốn. Tương tự như vậy, xã hội cần những dự án lớn, và ít có khả năng một cá nhân có thể một mình đảm nhận những dự án đó, hợp tác liên doanh tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả những điều đó.

Các thể loại liên doanh.

١
Liên doanh về tài sản
٢
Liên doanh hợp đồng.

Liên doanh tài sản có hai thể loại:

١
Liên doanh lựa chọn.
٢
Liên doanh bắt buộc.

Liên doanh lựa chọn.

Là sự hợp tác liên doanh giữa hai đối tác, chẳng hạn như hai đối tác mua một thứ gì đó từ bất động sản hoặc động sản, thì hai đối tác sẽ đồng sỡ hữu chúng.

Liên doanh bắt buộc.

Là tài sản được xác định cho hai người hoặc nhiều hơn mà không cần hành động của hai người họ, chẳng hạn như hai người được thừa kế thứ gì đó, vì vậy tài sản thừa kế được chia cho họ dưới dạng quan hệ đối tác sở hữu.

Các đối tác quản lý các đối tác trong quyền sở hữu tài sản Sự quản lý của các đối tác trong liên doanh tài sản.

Một trong hai đối tác phải như người xa lạ trong phần sở hữu của người còn lại, anh ta không được sử dụng phần đó nếu không có sự cho phép của người còn lại, nếu sử dụng thì chỉ có quyền sử dụng phần của mình, ngoại trừ được chủ sở hữu còn lại cho phép thì anh ta có thể sử dụng trong tất cả.

Liên doanh thỏa thuận.

Đó là cùng nhau trong quản lý; chẳng hạn cùng nhau trong mua, bán, cho thuê...vv.

Các thể loại của liên doanh thỏa thuận.

١
Liên doanh Al-Mudharabah.
٢
Liên doanh Al-Wajuh.
٣
Liên doanh Al-Inan.
٤
Liên doanh Al-Abdan.
٥
Liên doanh Al-Mufawadhah.

Liên doanh Al-Mudharabah.

Đó là một trong hai đối tác đưa tiền cho đối tác của mình để giao dịch kinh doanh nó với một phần lợi nhuận đã biết; giống như một phần tư, hoặc một phần ba, và tương tự như vậy, và phần còn lại thuộc về chủ sở hữu số tiền. Và nếu số tiền bị thua lỗ sau giao dịch, nó sẽ được bù đắp từ lợi nhuận, còn người lao động không phải chịu trách nhiệm về việc đó, và nếu tiền bị mất không phải do sơ xuất và cố ý, người lao động sẽ không chịu trách nhiệm, và người lao động đáng tin cậy nhận số tiền, là người đại diện trong việc sử dụng, và anh ta được trả tiền công cho công việc của mình, và anh ta cũng được chia cho lợi nhuận.

Liên doanh Al-Wajuh.

Là sự liên kết của hai đối tác không có có vốn, họ sẽ mua hàng trả sau, vì họ có uy tín đối với mọi người, và họ bán lại lấy tiền mặt, nếu được Allah ban cho bổng lộc có lãi thì họ chia đôi, còn nếu như thua lỗ thì cả hai cùng chịu, một trong hai người họ là đại diện của nhau, đại diện cho nhau trong mua bán, và quản l‎ý. Nó được gọi là liên doanh Al-Wajuh; bởi vì nó chỉ được bán theo phương thức trả chậm ngoại trừ đối với những người uy tín, quan trọng.

Liên doanh Al-Inan.

Là hai người cùng bỏ ra công sức, và số tiền cụ thể, cho dù có sự không đồng đều để cả hai cùng nổ lực bằng công sức. Và với điều kiện mỗi người trong họ phải biết về số vốn cụ thể của mỗi người, lãi hoặc lỗ tùy theo điều kiện và sự thỏa thuận của hai người.

Liên doanh Al-Abdan.

Đó là hai đối tác liên kết với nhau để thu lợi bằng cơ thể của họ (công việc), cho dù là hai đối tác liên kết trong công việc và nghề nghiệp. Như thợ rèn, thợ mộc, và công việc tương tự, hoặc trong các công việc được phép; như khai thác gỗ, tích trữ cỏ khô, và những gì mà Allah đã ban cấp cho họ, họ sẽ phân chia theo những gì họ đã thỏa thuận và đồng ý.

Liên doanh Al-Mufawadhah.

Mỗi thành viên trong liên doanh có quyền ủy quyền cho các thành viên trong liên doanh quyền quyết định về tài chính, và sức lực (làm việc tay chân) trong liên doanh. Mỗi thành viên trong đối tác có quyền kiểm soát tuyệt đối các quyết định trong bán hoặc mua, nhận và cho, bảo lãnh và ủy quyền, cho vay và quyên góp, và những điều tương tự khác cần xử lý trong việc kinh doanh.

Mỗi đối tác có nghĩa vụ phải làm những gì đối tác của mình làm, và liên doanh dựa trên những gì đã được k‎ý kết trong hợp đồng từ tài sản của họ, và lợi nhuận của họ tùy theo các điều kiện của họ là gì, còn tổn thất hay thua lỗ tùy thuộc vào quyền sở hữu của mỗi người trong số họ trong liên doanh. Và đây phải là liên doanh được phép, nó là sự kết hợp của bốn liên doanh trước đó, tất cả đều được phép trong giáo luật, vì chúng là sự liên kết để tìm kiếm bổng lộc, và đáp ứng nhu cầu của mọi người, và để đạt được sự công bằng và lợi ích.

Những lợi ích của liên doanh.

1. Đó là phương tiện tốt nhất để phát triển của cải, sử dụng những lao động, mang lại lợi ích cho cộng đồng, mở rộng sinh kế và đạt được công bằng.

2. Tránh được việc thu lợi bất chính, không được phép; như cho vay lấy lãi (Riba), cờ bạc, và những điều cấm khác.

3. Mở rộng vòng tròn các phương tiện thu nhập được phép (Halal), tôn giáo Islam cho phép con người có thể một mình hoặc cùng với người khác liên doanh trong việc tìm kiếm thu nhập.

Những điều làm vô hiệu hợp đồng liên doanh.

١
Giải thể liên doanh bởi một trong các đối tác.
٢
Bởi cái chết của một trong các đối tác.
٣
Một trong các đối tác bị tâm thần.
٤
Sự mất tích của một trong các đối tác trong khoảng thời gian dài, bởi vì như vậy được xem như đã chết.

Các trụ cột của liên doanh.

١
Hai đối tác.
٢
Đối tượng của hợp đồng: đó là tài sản, công việc hoặc cả hai.
٣
Hình thức: đó là khẳng định và chấp nhận theo thỏa thuận.

Các điều kiện của một liên doanh.

١
Rằng vốn và công việc phải được biết cụ thể của mỗi đối tác.
٢
Rằng mỗi đối tác có một phần lợi nhuận cụ thể và mọi người đều biết; hoặc theo tỷ lệ phần trăm, hoặc mỗi người trong số họ sẽ nhận một phần tư, một phần ba, hoặc tương tự như vậy, và những người khác sẽ nhận phần còn lại. Không đúng nếu các đối tác không được biết điều đó, như thể một trong số họ có một nghàn và phần còn lại là của người khác.
٣
Công việc của liên doanh phải trong khuôn khổ của những điều được giáo luật cho phép, vì vậy người Muslim không được phép tham gia vào các liên doanh thực hiện các hoạt động bị cấm trong giáo luật; chẳng hạn như sản xuất thuốc lá, ma túy hoặc rượu, hoặc buôn bán chúng, hoặc điều hành đường dây cờ bạc, các công ty âm nhạc, sản xuất phim đồi trụy, ngân hàng cho vay lấy lãi, và những điều tương tự mà Thượng Đế Allah và Sứ Giả của Ngài đã nghiêm cấm.

Bạn đã hoàn thành bài học thành công


Hãy bắt đầu bài kiểm tra