Tiếp tục học tập

Bạn chưa đăng nhập
Hãy đăng ký ngay bây giờ trên nền tảng Ta để theo dõi quá trình của bạn, thu thập điểm và tham gia các cuộc thi, sau khi đăng ký bạn sẽ nhận được chứng chỉ điện tử về các chủ đề bạn đã học.

Phần hiện tại: model

Bài học Cho vay.

Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài này, khái niệm cho vay, và một số quy định giáo luật cho vay trong giáo luật Islam.

  • Tìm hiểu khái niệm cho vay quy định giáo luật, các điều kiện để nó có hiệu lực.
  • Tìm hiểu các trường hợp người nợ khi thanh toán.

Thượng Đế Allah Đấng Toàn Năng phân chia bổng lộc (sinh kế) cho con người bằng sự công bằng và sự khôn ngoan của Ngài. Trong họ có người giàu, và người nghèo, người có khả năng và người thiếu thốn, theo thông lệ mọi người phải vay mượn lẫn nhau những gì có thể giúp họ đáp ứng nhu cầu của mình. Và bởi vì giáo luật của Allah Đấng Tối Cao hoàn hảo và toàn diện, nó đã đi kèm với những giáo luật liên quan đến các khoản vay. Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao đã cho phép vay bằng câu Kinh dài nhất trong Thiên Kinh Qur’an, và đó là câu 282 của Chương Al-Baqarah, được gọi là câu Kinh về khoản nợ.

Khái niệm khoản vay.

Đó là khoản tiền chi cho người được hưởng lợi ích từ nó và người vay sẽ trả lại khoản tiền tương đương.

Giáo luật quy định về khoản vay.

Khoản vay khuyến khích đối với người cho vay, và được phép đối với người đi vay, và việc vay không nằm trong các vấn đề không được yêu thích (Makruh); bởi vì người vay lấy tiền để nhận lợi ích từ nó để đáp ứng nhu cầu của mình, sau đó y hoàn trả lại phần tương đương nó.

Nhưng nếu khoản vay mang lại lợi ích cho người cho vay, thì đó là Riba (cho vay lấy lãi) bị cấm. Như thể là cho một người cho vay tiền để được trả lại số tiền đó và kèm với tiền lãi. Tương tự như vậy, nếu một hợp đồng khác được thêm vào khoản vay, chẳng hạn như buôn bán, và những điều tương tự, thì điều đó bị cấm, vì không được phép ứng trước và bán.

Mục đích quy định được phép khoản vay.

Islam cho phép vay vốn vì thương xót của nó với con người, tạo sự thuận lợi trong các sự việc của họ, giảm bớt nỗi thống khổ của họ, và an ủi những người túng thiếu. Đó là một trong những cánh cửa dẫn đến sự gần gũi của người cho vay với Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao, và sự cần thiết càng nghiêm trọng thì phần thưởng càng lớn.

Nên ghi lại khoản vay dù nhỏ hay lớn, bằng cách viết lại và chứng thực nó. Viết số lượng, thể loại, thời hạn của nó, để bảo toàn khoản vay, và để đảm bảo với người cho vay rằng quyền lợi của y sẽ không bị mất đi bởi cái chết của người vay, sự lãng quên, hoặc phủ nhận của người vay…vv. Đấng Tối Cao phán trong câu nói về khoản nợ: (Hỡi những người có đức tin, khi các ngươi mượn tiền bạc của nhau đến một thời hạn ấn định thì các ngươi hãy viết khoản nợ đó ra (thành một văn bản rõ ràng), các ngươi hãy tìm một người ghi chép viết lại (đầy đủ các điều khoản thỏa thuận) giữa các ngươi với nhau một cách công bằng. Bản thân người ghi chép không được từ chối viết giống như những gì Allah đã dạy y. Cho nên, người ghi chép hãy viết, còn người mắc nợ hãy đọc ra khoản nợ (một cách chính xác), y hãy kính sợ Allah, Thượng Đế của y, và không được bớt đi bất cứ thứ gì từ khoản nợ đó. Nếu người mắc nợ là người khờ khạo hoặc nhỏ tuổi (hay già yếu) hoặc không có khả năng (đọc ra khoản nợ) thì người giám hộ của y sẽ là người đại diện đọc ra khoản nợ theo đúng sự thật và công bằng. Các ngươi hãy tìm hai người đàn ông trong các ngươi đứng ra làm nhân chứng cho giấy nợ đó, nếu không có đủ hai người đàn ông thì các ngươi tìm một người đàn ông và hai người phụ nữ mà các ngươi hài lòng để họ làm nhân chứng, (mục đích) để người phụ nữ này nhắc người phụ nữ kia (nếu một trong hai có người sai sót hay nhầm lẫn). Những người được mời làm nhân chứng không được từ chối. Các ngươi chớ ái ngại việc phải viết khoản nợ đó ra (thành văn bản) dù nó ít hay nhiều sau khi (đôi bên) đã thống nhất đến kỳ hạn. Đối với Allah (việc viết giấy nợ) là lẽ công bằng và chính xác nhất khi được đưa ra làm chứng và nhằm để ngăn chặn việc tranh chấp sau này.) [Chương Al-Baqarah, câu: 282].

Các điều kiện để khoản vay được chấp nhận.

١
Rằng khoản vay được thực hiện dưới hình thức, đó là đề nghị và chấp nhận, hoặc hình thức với nội dung tương tư.
٢
Rằng bên ký kết hợp đồng - bên cho vay hoặc bên đi vay - phải là người trưởng thành, biết nhận thức, đầu óc lành mạnh, biết phân biệt và có đủ điều kiện để cho và nhận.
٣
Tiền cho vay phải là đồng tiền được phép theo giáo luật.
٤
Phải biết rõ số tiền của khoản cho vay.

Bắt buộc người mượn tiền của người khác phải quyết tâm trả lại, không được phép vay mượn tài sản của mọi người mà không có ý định trả lại, nếu đến thời hạn trả nợ bắt buộc phải trả lại. Ông Abu Hurairah [cầu xin Allah hài lòng về ông] thuật lại từ Thiên Sứ ﷺ Người nói: «Ai lấy (hoặc mượn) tài sản của người khác mà có ý định trả lại thì Allah sẽ giúp y trả lại, còn ai lấy (mượn) mà có ý định chiếm đoạt thì Allah sẽ hủy hoại y» [Al-Bukhari, số: 2387].

Các trường hợp của người vay nợ khi đến thời gian hoàn trả nợ.

١
Nếu như người mượn nợ không có bất cứ thứ gì, thì bắt buộc phải trao cho y thời gian để y có thể hoàn trả nợ, Allah Đấng Tối Cao phán: ((Trường hợp) người thiếu nợ gặp khó khăn không thể hoàn nợ (lúc đến kỳ hạn) thì hãy gia hạn cho y đến lúc y cảm thấy dễ dàng hơn (cho việc trả nợ); tuy nhiên, nếu các ngươi bố thí khoản nợ đó thì điều đó tốt hơn cho các ngươi nếu các ngươi biết.) [Chương Al-Baqarah, câu: 280].
٢
Nếu tài sản của y nhiều hơn số nợ của y, thì bắt buộc y phải trả hết nợ của mình, vì không được phép đối với người mượn nợ giàu có chậm trễ hoàn trả khi đến thời hạn. Ông Abu Hurairah [cầu xin Allah hài lòng về ông] thuật lại; Thiên Sứ của Allah ﷺ nói: «Việc người giàu chậm hoàn trả nợ là một sự bất công» [Al-Bukhari, số: 2288 và Muslim, số: 1564].
٣
Nếu số tiền hiện có ngang bằng với khoản nợ, thì bắt buộc phải trả hết khoản nợ.
٤
Nếu số tiền hiện có ít hơn khoản nợ phải trả, đây là người vỡ nợ y sẽ bị giữ số tiền đó nếu tất cả các chủ nợ hoặc một số người trong số họ yêu cầu điều đó, và tiền của y được chia cho các chủ nợ tùy theo khoản nợ của y đối với từng người trong số họ.

Giáo luật gửi tiền vào ngân hàng.

١
Được phép gửi tiền vào ngân hàng Islam giao dịch theo các quy định giáo luật.
٢
Đối với việc gửi tiền vào ngân hàng có lãi thì không thoát khỏi hai trường hợp; thứ nhất là gửi tiền để nhận lấy tiền lãi thì đó là Riba (vay lấy lãi) bị cấm và khoản tiền gửi này không được phép. Thứ hai là tiền gửi nằm trong tài khoản vãng lai không có lãi điều này cũng không được phép vì đây là một khoản hỗ trợ ngân hàng sử dụng trong các giao dịch vay lãi của mình, chỉ ngoại trừ trường hợp thực sự cần thiết, chẳng hạn như lo sợ tiền của mình sẽ bị mất hoặc bị trộm cắp và y không tìm được giải pháp thay thế hợp pháp để bảo vệ tiền bạc (tài sản) của mình, thì trường hợp này được phép gửi tiền do sự cần thiết của nó.

Không được đặt quy định phạt người thiếu nợ nếu chậm trả khoản nợ đúng hạn, vì đó là hành động cho vay lấy lãi (Riba), và không được phép vay mượn nếu có sự hiện diện của điều kiện này, ngay cả khi người vay nghĩ rằng mình có thể trả đúng hạn mà không dẫn đến việc bị phạt, bởi vì y đã vi phạm vào hợp đồng trong đó có cam kết cho vay lấy lãi (Riba).

Cư xử tốt đẹp khi hoàn trả khoản vay.

Cư xử tốt đẹp khi hoàn trả khoản vay - như thể anh ta cho một người mượn một thứ gì đó và được trả lại điều tốt đẹp hơn, lớn lao hơn, nhiều hơn – Đó là điều đáng được mong đợi nhưng không phải là điều kiện; thì đây là một sự tốt đẹp, đạo đức và danh dự, nếu đặt ra một điều kiện thì đó là cấm cho vay lấy lãi (Riba).

Bạn đã hoàn thành bài học thành công


Hãy bắt đầu bài kiểm tra