Tiếp tục học tập

Bạn chưa đăng nhập
Hãy đăng ký ngay bây giờ trên nền tảng Ta để theo dõi quá trình của bạn, thu thập điểm và tham gia các cuộc thi, sau khi đăng ký bạn sẽ nhận được chứng chỉ điện tử về các chủ đề bạn đã học.

Phần hiện tại: model

Bài học Phụ nữ và lời mời gọi đương đại.

Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những đức tin, nguyên tắc, và lời mời gọi đương đại quan trọng nhất ảnh hưởng đến các vấn đề của phụ nữ.

  • Thể hiện sự công bằng và sự khôn ngoan của giáo luật Islam trong việc giải quyết các vấn đề của phụ nữ.
  • Tìm hiểu các nguyên tắc và ý tưởng đương đại quan trọng nhất ảnh hưởng đến các vấn đề của phụ nữ.
  • Giải thích một số khiếm khuyết của những lời mời gọi lệch lạc trong việc giải quyết các vấn đề của phụ nữ.

Người phụ nữ trong quá khứ và trong hầu hết các nền văn minh xa xưa, họ không nhận được bất kỳ phẩm giá nhân đạo và cao quý nào, thay vào đó họ bị bỏ rơi và không được tính đến, hơn nữa họ không có bất kỳ quyền hoặc tư cách nào, họ bị đem ra mua và bán mà không cần phải quan tâm đến sự tồn tại bản chất con người của cô. Và họ bị coi là con người có cấp bậc thấp nhất so với đàn ông.

Và cách tiếp cận này đã tiếp tục đánh giá thấp tầm quan trọng của phụ nữ trong các nền văn minh và văn hóa khác nhau cho đến gần đây. Và mặc dù thế giới phương tây – chẳng hạn – bắt đầu giai đoạn thay đổi và giải phóng khỏi sự áp bức của các đế chế và sự bất công của Giáo hội, tuy nhiên sự thay đổi này không đến được với phụ nữ và các vấn đề của họ ngoại trừ thời gian sau này.

Và quan điểm méo mó này về phụ nữ được hỗ trợ bởi hai khía cạnh chính:

Thứ nhất: Khía cạnh triết học.

Trong các thời kỳ cổ đại, các nhà triết học rất xem thường phụ nữ, đánh giá thấp họ, khinh rẻ và xem họ như những người không có địa vị và quyền lợi nào, trong số các nhà triết học này có: Socrates, Plato và Aristotle.

Thứ hai: Khía cạnh tôn giáo.

Trong Ấn Độ giáo, người phụ nữ không có quyền thừa kế tài sản từ cha mẹ mình để lại, và nếu chồng cô ta chết, cô ta sẽ bị thêu cùng với chồng cô, bởi vì cô không nên sống sau cái chết của chồng cô thì tốt hơn!. Còn đối với người Do Thái và Thiên Chúa, người phụ nữ có địa vị thấp kém, họ bị buộc tội là gốc rễ của tội ác, vô đạo đức đức và tội lỗi, và dọ được coi là không trong sạch. Những ‎ý tưởng này bắt nguồn từ những quyển sách xuyên tạc (lệch lạc) của họ, xuất phát từ các hội nghị tôn giáo được tổ chức, và được hỗ trợ bởi thẩm quyền của các mục sư và nhà thờ.

Nhiều niềm tin, ý tưởng và quan điểm xuất hiện trong thời kỳ hiện đại đã ảnh hưởng – và tiếp tục ảnh hưởng – đến suy nghĩ, nhận thức, và hành vi của hầu hết xã hội trong các vấn đề liên quan đến phụ nữ.

1. Chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại.

Chủ nghĩa hiện đại làm cho con người trở thành trung tâm của vũ trụ, và thiết lập sự độc lập của y khỏi những điều đã được mặc khải (từ Thượng Đế Allah), và bằng đầu óc của mình, y có thể đưa ra những lời giải thích cho bản thân, môi trường của mình và vũ trụ. Hầu hết các ý tưởng, các quan điểm, và phân tích xuất hiện sau đó đều bắt nguồn từ chủ nghĩa hiện đại.

2. Chủ nghĩa duy lý.

Đó là sự đề cao trí óc và các tiêu chuẩn của nó, dựa trên cơ sở xem con người là trung tâm của vũ trụ.

3. Quyền tự do cá nhân.

Điều này có nghĩa là nhấn mạnh quyền con người trong việc tự quyết định số phận công việc dân sự của mình theo cách mà y thấy phù hợp với mình.

4. Học thuyết Darwin

Đây là học thuyết nói về nguồn gốc của con người và quá trình phát triển trải qua hàng triệu năm cho đến khi con người trở thành hình dạng như hiện nay.

5. Giải phóng phụ nữ.

Tư tưởng giải phóng phụ nữ xuất hiện ở châu Âu, nơi mà phụ nữ phải chịu đủ mọi hình thức áp bức, và bất công, vì vậy họ đã giương cao các khẩu hiệu đòi tự do, giải phóng khỏi những di sản (truyền thống) lỗi thời. Ở đó, người phụ nữ giành được nhiều quyền con người, xã hội, chính trị và kinh tế, nhưng những đòi hỏi đó không có cơ quan quản lý tôn giáo hay cơ quan giá trị nào đứng lên tổ chức, nên chúng biến thành những lời kêu gọi giải phóng khỏi tôn giáo và các giá trị, chứ không phải giải phóng khỏi sự áp bức và bất công. Tất cả những điều này được gói gọn trong cái cớ giải phóng khỏi quyền lực của đàn ông hoặc quyền của cha mẹ.

Chủ nghĩa thế tục và giải phóng phụ nữ.

Trong những ‎ý tưởng và lời kêu gọi liên quan đến khái niệm giải phóng phụ nữ: Tách tôn giáo khỏi mọi vấn đề cuộc sống, và áp dụng chủ nghĩa thế tục như một hệ thống của cuộc sống. Và khái niệm này được liên kết với chủ nghĩa thế tục bằng cách kêu gọi giải phóng phụ nữ khỏi mọi thứ cản trở khát vọng của cô ta; đặc biệt là kiểm soát tôn giáo và giáo lý.

6. Chủ nghĩa thế tục.

Nó có nghĩa là tách biệt tất cả những gì liên quan đến việc quản lý mọi khía cạnh của cuộc sống khỏi tôn giáo, và bắt đầu từ con người như một khái niệm quy chiếu cho các hoạt động của con người trong các lĩnh vực khác nhau của họ; như chính trị, kinh tế, xã hội và những lịch vực khác.

7. Bình đẳng giới.

Lời kêu gọi này dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về quyền được giáo dục, việc làm, các quyền dân sự và chính trị, và những quyền khác, đồng thời xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Tuy nhiên, những lời kêu gọi quyền bình đẳng này đã đi lệch khỏi bản chất cơ bản của nó, trở nên vô cảm trước những khác biệt, và mâu thuẫn giữa nam và nữ, trở thành lời kêu gọi hòa giải giữa những người đối lập.

8. Nữ quyền.

Lời kêu gọi này dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về quyền được giáo dục, việc làm, các quyền dân sự và chính trị, và những quyền khác, đồng thời xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Tuy nhiên, những lời kêu gọi quyền bình đẳng này đã đi lệch khỏi bản chất cơ bản của nó, trở nên vô cảm trước những khác biệt, và mâu thuẫn giữa nam và nữ, trở thành lời kêu gọi hòa giải giữa những người đối lập.

Các nguyên tắc cua tư tưởng nữ quyền.

١
Quyền tự do tuyện đối, và nó dựa trên ý tưởng về một xã hội dựa trên cá nhân chứ không phải gia đình.
٢
Thông qua khái niệm về giới tính (giới tính xã hội) để xác định mối quan hệ giữa hai gới, và gạt ra ngoài lề khái niệm nam và nữ.
٣
Phụ nữ toàn quyền sở hữu cơ thể của mình, và cô toàn quyền muốn làm bất cứ điều gì cô muốn mà không bị hạn chệ hay kiểm soát.
٤
Xóa bỏ vai trò của người cha trong gia đình, bằng cách từ chối quyền lực của cha mẹ.
٥
Ủng hộ - thông qua một số trào lưu nữ quyền - đồng tính luyến ái, hợp pháp việc phá thai, và những ý tưởng hủy hoại bản chất của con người, cũng như các giá trị vũ trụ và giáo điều.

Công ước (CEDAW).

Các tổ chức về quyền phụ nữ và các tổ chức phụ nữ đã nỗ lực tìm kiếm sự hỗ trợ chính trị, thông qua việc các quốc gia phê chuẩn hiệp định quốc tế được Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào năm 1979 nhằm xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, đó là hiệp định CEDAW.

Bản chất công ước (CEDAW).

Công ước dựa trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực; chính trị, kinh tế, xã hội, thể thao, luật pháp, và những luật lệ khác. Và đây là nguyên tắc trái ngược với sự đúng đắn, trái với giáo luật được mặc khải (từ Allah), mâu thuẫn với ý nghĩa rõ ràng từ Qur’an và Sunnah, trái ngược với trí tuệ lành mạnh, và được bản năng đúng đắng. Đối với sự bất đồng của công ước với Thiên Kinh Qur’an, lời phán của Ngài Đấng Vinh Quang: (chắc rằng con trai không giống như con gái) [Chương Ali-Imran, câu: 36], và lời phán của Đấng Tối Cao: (Đàn ông là trụ cột (của gia đình) hơn phụ nữ (một bậc)) [Chương Al-Nisa’, câu: 34], và Ngài phán: (nam giới cao hơn phụ nữ một bậc (về trách nhiệm gánh vác gia đình).) [Chương Al-Baqarah, câu: 228]. Còn sự đối lập của công ước đối với Sunnah, qua lời nói của Thiên Sứ ﷺ: «Tất cả các người đều là những người bảo vệ và chịu trách nhiệm về người thân của mình…Người đàn ông là người bảo vệ và chịu trách nhiệm về gia đình của mình, người phụ nữ là người bảo vệ và chịu trách nhiệm về nhà chồng và con cái của cô ta. » [Al-Bukhari, số: 893 và Muslim, số: 1829]. Còn về sự đối lập của công ước đối với những gì đã được thiết lập trong sự hiểu biết đúng đắn, điều đó không cần phải giải thích nhiều vì rõ ràng là sự khác biệt trong sự tạo hóa cơ thể và tâm lý, điều này dẫn đến sự khác biệt về khả năng, vai trò trong cuộc sống, nên việc thực hiện quyền bình đẳng tuyệt đối và tương đương nhau là trái với nguồn gốc của sự tạo hóa nam và nữ.

CEDAW và sự thù địch giữa nam và nữ.

CEDAW và các phong trào nữ quyền mô tả mối quan hệ giữa nam và nữ như một mối quan hệ cạnh tranh và xung đột lịch sử mà họ muốn chấm dứt. Và cách để đạt được điều đó là sự bình đẳng tuyệt đối giữa nam và nữ, cho rằng bất kỳ lợi thế bổ sung nào dành cho đàn ông đều với chi phí của người phụ nữ. Đây là một quan điểm hạn hẹp, vì mối quan hệ giữa nam và nữ là mối quan hệ bổ trợ để hoàn thiện lẫn nhau, không phải là mối quan hệ cạnh tranh và thù địch, và mỗi người đều có vai trò và nhiệm vụ của mình trong sự thống nhất và hòa nhập, để làm phong phú cuộc sống, đạt được sự nhận biết lẫn nhau, tình yêu thương và lòng bao dung, bảo vệ giống loài, Đấng Tối Cao phán: (Hỡi nhân loại! TA (Allah) đã tạo hóa các ngươi từ một người nam và một người nữ và làm cho các ngươi thành các quốc gia và những bộ lạc để các ngươi nhận biết lẫn nhau. Quả thật, người vinh dự và cao quý nhất ở nơi Allah là người có Taqwa (sự ngay chính, ngoan đạo và sợ Allah) nhất trong các ngươi. Quả thật, Allah là Đấng Hằng Biết, Đấng Thông Toàn.) [Chương Al-Hujurat, câu: 13]. Và Ngài phán: (Và trong các dấu hiệu của (Allah) là Ngài đã tạo cho các ngươi từ bản thân các ngươi những người vợ để các ngươi chung sống yên bình với họ và Ngài đã đặt giữa các ngươi tình yêu thương và lòng bao dung. Trong sự việc đó quả thật là những dấu hiệu dành cho đám người biết suy ngẫm.) [Chương Al-Rum, câu: 21]. Hơn nữa, sự khác biệt về vai trò trong cuộc sống đòi hỏi sự khác biệt về quyền và nghĩa vụ mà không có sự bất công hay định kiến, vì mỗi nghĩa vụ bổ sung đều tương ứng với một quyền bổ sung, và đây là sự công bằng.

Giáo luật Islam có kêu gọi bình đẳng giữa nam nữ không?

Giáo luật Islam (Shariah) thiết lập sự bình đẳng của phụ nữ với nam giới trong nguồn gốc con người và tôn vinh tạo vật, về trách nhiệm và thực hiện những gì được ủy thác, và về phần thưởng ở thế gian và Ngày Sau, và sự xứng đáng của mỗi người trong họ đối với quyền của mình, trong việc thực hiện các nghi lễ và tuân theo quy định giáo luật và đạo đức cao quý. Sau đó, quy định giáo luật xác nhận sự khác biệt tích cực giữa hai phái, bởi vì hai phái khác nhau ở thể chất và tâm lý, người phụ nữ không bắt buộc phải tham gia chiến đấu do cơ thể yếu ớt, và cũng không cầu nguyện hay nhịn chay trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc thời kỳ hậu sản, và không bắt buộc phụ nữ phải chi tiêu cho gia đình ngay cả khi cô ta giàu có. Ngược lại, giáo luật Islam bắt buộc người đàn ông phải tham gia chiến đấu, bắt buộc phải xuất chi tiêu cho vợ, con cái như một nghĩa vụ bắt buộc, anh ta sẽ bị trừng phạt nếu anh ta từ chối chu cấp hoặc bỏ bê, và anh ta được thêm quyền liên quan đến nghĩa vụ bổ sung này, và đây là bản chất của sự công bằng.

Sự công bằng của giáo luật Islam trong thừa kế.

Không có sự bất công trong quy định giáo luật Islam trong quyền thừa kế đối với phụ nữ, đôi khi phụ nữ nhận ít hơn phần của người đàn ông, đôi khi bằng với phần của anh ta, và đôi khi nhận được nhiều hơn, và đôi khi phụ nữ được nhận thừa kế còn đàn ông thì không. Tất cả những điều dó từ sự khôn ngoan mà chỉ có Allah biết, và giải thích điều đó nằm trong các quyển sách của những học giả Ulama.

Trong những hình ảnh tôn vinh phụ nữ của giáo luật Islam.

Phụ nữ được bảo vệ và tôn vinh trong giáo luật Islam, Allah Đấng Tối Cao phán: (“Người nào làm điều xấu thì chỉ bị phạt tương ứng với tội đã phạm. Người nào làm điều thiện tốt, dù nam hay nữ, và là người có đức tin thì sẽ vào Thiên Đàng, nơi mà họ sẽ được ban cho vô vàn bổng lộc.”) [Chương Ghafir, câu: 40], và Thiên Sứ của Allah ﷺ nói rằng: «Quả thật, phụ nữ bản chất cũng giống như đàn ông (tức phụ nữ giống như đàn ông trong việc chấp hành quy định giáo luật) [At-Tirmizi, số: 113]. Và người giám hộ của người phụ nữ (cha hoặc chồng) có nghĩa vụ cung cấp nhà ở và chu cấp cho cô, và cô ấy không phải bỏ ra một đồng nào, ngoại trừ do cô tự nguyện, cho dù cô ấy giàu có đến đâu và cô ấy có quyền với tài sản của mình như một người đàn ông, và không ai có quyền giám hộ tài chính đối với cô ấy dù là cha hay chồng cô. Người phụ nữ có quyền tự do định đoạt việc mua bán, cho thuê, hợp tác, thế chấp, phân chia, quyết định, bảo lãnh, và thỏa hiệp, cũng như các thỏa thuận và nghĩa vụ khác.

Bạn đã hoàn thành bài học thành công


Hãy bắt đầu bài kiểm tra