Phần hiện tại: model
Bài học Sự sạch sẽ của phụ nữ Muslim.
Giáo luật quy định bắt buộc đối với phụ nữ Muslim phải học tập những điều cần thiết từ những quy định về sự sạch sẽ dành riêng cho cô, ví dụ như kinh nguyệt, máu rong kinh, và máu hậu sản.
Một trong những điều bắt buộc phụ nữ phải biết và thực hành.
Tắm khỏi Jana'bah.
Jana'bah trong ngôn từ có nghĩa là khoảng cách, cách xa, và Junub trong giáo luật có nghĩa: Những ai xuất tinh hoặc quan hệ tình dục, đối với cả đàn ông và phụ nữ. Được gọi là Junub bởi vì những ai trong tình trạng đó bị cấm đến gần nơi dâng lễ nguyện Salah cho đến khi nào được thanh tẩy (tắm theo giáo luật). Và tắm (Gusl) khỏi Jana'bah là bắt buộc, qua lời phán của Allah Đấng Tối Cao: (Trường hợp các ngươi trong tình trạng Junub thì các ngươi phải rửa toàn thân (tắm).) [Chương Al-Ma'idah, câu: 6].
Tắm sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt.
Bắt buộc đối với phụ nữ Muslim phải tắm sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt, qua lời phán của Allah Đấng Tối Cao: (Họ (các bạn đạo của Ngươi) hỏi Ngươi (hỡi Thiên Sứ Muhammad) về kinh nguyệt của phụ nữ. Ngươi hãy trả lời họ: “Nó gây hại (cho các ngươi khi quan hệ), cho nên các ngươi đừng đến gần vợ của các ngươi trong suốt thời gian kinh nguyệt cho đến khi nào họ đã sạch sẽ trở lại (dứt kinh). Khi nào họ đã (tắm Junub) sạch sẽ thì các ngươi hãy đến với họ như Allah đã cho phép các ngươi. Quả thật, Allah rất yêu thương những người biết ăn năn sám hối và những người giữ mình sạch sẽ.) [Chương Al-Baqarah, câu: 222], lời phán của Ngài: (Khi nào họ đã (tắm Junub) sạch sẽ) tức: bằng cách tắm rửa sạch sẽ.
Máu kinh kỳ và Al-Istiha'dhah (chảy máu âm đạo ngoài kinh nguyệt hay hậu sản).
Kinh nguyệt: Đó là máu xuất ra từ tử cung của phụ nữ không phải máu sinh nở hoặc do bệnh. Còn máu Al-Istaha'dhah (chảy máu âm đạo ngoài kinh nguyệt hay hậu sản) đó là máu chảy ra từ tử cung người phụ nữ vào các thời gian khác với thời gian chu kỳ kinh nguyệt bình thường do bệnh tật hoặc chấn thương.
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ khác nhau, không có giới hạn số ngày ít nhất là câu nói chính xác nhất của các học giả Ulama, đa số những học giả cho rằng thời gian dài nhất của một chu kỳ là mười lăm ngày, và thời gian, và nếu vượt quá những ngày kể trên thì đó là máu Istiha'dhah, và chu kỳ kinh nguyệt bình thưởng của phụ nữ trong khoảng thời gian từ sáu đến bảy ngày.
Tắm (Gusl) khi kết thúc máu hậu sản.
Các học giả thống nhất rằng phụ nữ sau khi sinh phải tắm (Gusl) khi kết thúc máu hậu sản.
Khái niệm Al-Nifas (máu sinh).
Đó là máu xuất ra từ tử cung người phụ nữ khi sinh con, nó có thể xuất ra sau khi vừa sinh hay trước khi sinh hai hoặc ba ngày, với dấu hiệu với một cơn đau, và kéo dài cho đến hết bốn mươi ngày. Đối với thời gian Nifas nhiều nhất là bốn mươi ngày, và không có giới hạn số ngày ít nhất, vì vậy khi người phụ nữ thấy sạch sẽ thì phải tắm (Gusl) và cầu nguyện Salah.
Các quy định khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt và Nifas (máu sinh).
Cấm quan hệ tình dục.
Cấm người chồng quan hệ với người vợ của mình khi cô đang trong chu kỳ kinh nguyệt, qua lời phán của Đấng Tối Cao: (Họ (các bạn đạo của Ngươi) hỏi Ngươi (hỡi Thiên Sứ Muhammad) về kinh nguyệt của phụ nữ. Ngươi hãy trả lời họ: “Nó gây hại (cho các ngươi khi quan hệ), cho nên các ngươi đừng đến gần vợ của các ngươi trong suốt thời gian kinh nguyệt cho đến khi nào họ đã sạch sẽ trở lại (dứt kinh). Khi nào họ đã (tắm Junub) sạch sẽ thì các ngươi hãy đến với họ như Allah đã cho phép các ngươi. Quả thật, Allah rất yêu thương những người biết ăn năn sám hối và những người giữ mình sạch sẽ.) [Chương Al-Baqarah, câu: 222]. Tương tự như vậy, sự đồng thuận của các học giả về việc cấm quan hệ với người phụ nữ đang trong kỳ máu hậu sản.
Cấm ly hôn.
Điều này qua lời phán của Allah Đấng Tối Cao: (Hỡi Nabi, khi nào Ngươi và ai đó trong cộng đồng tín đồ của Ngươi muốn ly dị vợ thì các ngươi hãy ly dị họ dựa vào Iddah (thời hạn ấn định) của họ) [Chương At-Talaq, câu: 1]. Và ý nghĩa lời phán của Allah Đấng Tối Cao: (thì các ngươi hãy ly dị họ dựa vào Iddah (thời hạn ấn định) của họ): tức là không được ly dị vợ khi họ đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc máu hậu sản, hoặc người chồng đã quan hệ với người vợ và không biết liệu cô ấy có thai hay không.
Cấm dâng lễ Salah và nhịn chay.
Với lời nói của Thiên Sứ ﷺ: «Chẳng phải nếu người phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt sẽ không hành lễ Salah và cũng không nhịn chay đó sao, đó là khiếm khuyết (sự mất mát) trong tôn giáo của cô ấy» [Al-Bukhari, số: 1951].
Cấm Tawaf.
Qua lời nói của Thiên Sứ của Allah ﷺ với Bà A-Ishah [cầu xin Allah hài lòng về Bà] khi bà đến kỳ kinh nguyệt trong cuộc hành hương Hajj: «Đó là điều mà Allah đã định cho các con gái của Adam, vì vậy nàng hãy thực hiện những gì người hành hương Hajj thực hiện ngoại trừ việc không đi Tawaf quanh Ka'bah cho đến khi nàng được sạch sẽ (khỏi kinh nguyệt)» [Al-Bukhari, số: 305 và Muslim, số: 1211].
Cấm sờ, chạm Qur'an.
Và điều này nhằm tuân thủ lời phán của Allah Đấng Tối Cao: (Không ai được phép chạm vào Nó (Qur'an) ngoại trừ những người đã được thanh lọc.) [Chương Al-Wa'qi-ah, câu: 79]. Nhưng cô được phép đọc những gì đã thuộc lòng từ Thiên Qur'an đó là câu nói chính xác nhất của giới học giả, khác với người đang trong tình trạng Junub không được phép đọc cho đến khi đã tắm rửa (Gusl). Nếu người phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyện hoặc máu hậu sản cần thiết đến việc tra lại những câu Kinh hoặc để dạy người khác Qur'an hoặc tương tự vậy thì cô được phép chạm vào Nó thông qua tấm chắn; chẳng hạn như qua đôi găng tay, hoặc thứ tương tự.
Cấm ở trong Masjid.
Với lời nói của Thiên Sứ ﷺ: «Ta không cho phép ở trong Masjid đối với người phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt và người đang trong tình trạng Junub» [Abu Dawood, số: 232], Nhưng đối với việc đi ngang qua hoặc vào Masjid do cần thiết thì được phép, từ Bà A-Ishah [cầu xin Allah hài lòng về Bà] thuật lại: Thiên Sứ của Allah ﷺ nói: «Nàng hãy lấy cho Ta Al-Khumrah [tấm thảm để cầu nguyện Salah] từ Masjid». Khi tôi trả lời rằng tôi đang có kinh nguyệt thì Người nói: «Quả thật, kinh nguyệt của nàng không nằm trong tay nàng.» [Muslim, số: 298].
Những điều bắt buộc đối với người phụ nữ có kinh nguyệt.
Tuổi dậy thì.
Độ tuổi chấp hành giáo luật là khi dậy thì, và kinh nguyệt là một trong những dấu dậy thì chắc chắn nhất của một cô gái.
Thời gian chờ (Iddah) đối với người phụ nữ ly hôn.
Tức là thời gian chờ đợi của một người phụ nữ đã ly hôn kết thúc bằng ba chu kỳ kinh nguyệt đối với những người đang có kinh nguyệt, qua lời phán của Đấng Tối Cao: (Những người vợ li dị (vì quyền lợi của bản thân) phải kiêng cữ trong ba kỳ kinh (ba tháng)) [Chương Al-Baqarah, số: 228].
Những điều chỉ ra người phụ nữ đã sạch khỏi kinh nguyệt.
Chất dịch màu trắng.
Một thứ giống như sợi chỉ màu trắng xuất ra từ bộ phận sinh dục của phụ nữ trong những ngày cuối cùng của kỳ kinh nguyệt và là dấu hiệu cho thấy sự sạch sẽ của cô ấy.
Ngừng chảy máu và khô ráo.
Đó là khi một người phụ nữ nhét một mảnh vải vào âm đạo của mình và máu chảy ra không bị nhiễm bẩn, có màu hơi nâu hoặc hơi vàng.
Tắm (Gusl) có hai điều bắt buộc: Định tâm, làm ướt tóc và tất cả các bộ phận trên cơ thể bằng nước, và bắt buộc phải làm ướt đến chân tóc, bằng cách để nước đến được lớp da bên dưới, cho dù tóc dày hay mỏng.
Cách thức người phụ nữ tắm (Gusl) khi khỏi kinh nguyệt và Jana'bah.
Bà A-Ishah [cầu xin Allah hài lòng về Bà] thuật lại rằng Asma’ đã hỏi Thiên Sứ của Allah ﷺ về cách tắm (Gusl) khi hết kinh nguyệt? Người nói: «Cô hãy dùng nước pha với lá táo để tắm, và hãy tắm rửa kỹ lưỡng. Sau đó, cô đổ nước lên đầu, xoa mạnh cho đến khi nước chạm đến chân tóc, rồi đổ nước lên cơ thể cô, rồi lấy khăn (bông tắm) tẩm xạ hương và làm sạch cơ thể với nó». Asma’ nói: Làm thế nào tôi có thể làm sạch cơ thể với nó? Người đáp: «SubhanAllah! Hãy làm sạch cơ thể với nó». Bà A-Ishah nói: như thể thì thầm với cô ấy: Hãy lau sạch phần còn lại của máu kinh nguyệt với nó. Sau đó, cô ấy (Asma’) hỏi Người về việc tắm rửa khỏi Jana’bah, Người đáp: «Cô hãy dùng nước và tắm rửa sạch sẽ, tắm rửa kỹ lưỡng. Sau đó, cô dội nước lên đầu và xoa mạnh cho đến khi nước chạm đến chân tóc, tiếp theo cô đổ nước lên cơ thể cô». Bà A-Ishah nói: Những người phụ nữ Ansar (phụ nữ Madinah) thật tốt đẹp biết bao! Sự xấu hổ của họ không ngăn cản họ học hỏi kiến thức tôn giáo. [Al-Bukhari, số: 314 và Muslim, số: 332].
Tất cả những gì ngăn cản nước tiếp xúc với bất kỳ bộ phận nào của cơ thể sẽ làm hổng việc tắm (Gusl), và việc tắm đó sẽ không được chấp nhận, chẳng hạn như người phụ nữ sơn móng tay làm ngăn nước tiếp xúc móng tay, hoặc có chất gì khác ngăn cản nước tiếp xúc ở bên dưới.
Chất dịch màu vàng hoặc nâu.
Một số dịch tiết ra từ bộ phận sinh dục nữ - trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt – nếu chúng liên tục với kinh nguyệt thì chúng thuộc kinh nguyệt, vì vậy bắt buộc cô ta phải ngừng lễ nguyện Salah và tất cả mọi điều cấm khác vì kinh nguyệt. Nhưng dịch tiết đó gián đoạn với chu kỳ kinh nguyệt thì không ảnh hưởng đến cô (tức không phải kinh nguyệt), bởi Hadith từ Bà Ummu Atiyah [cầu xin Allah hài lòng về Bà] thuật lại: «Chúng tôi không coi dịch màu nâu và màu vàng tiết ra sau khi sạch kinh nguyệt là gì cả (tức không phải kinh nguyệt)» [Al-Bukhari, số: 326 và Abu Dawood, số: 307].