Phần hiện tại: model
Bài học Di chúc và thừa kế.
Ý nghĩa của di chúc.
Di chúc: Đó là yêu cầu của người lập di chúc thực hiện một việc gì đó sau khi người lập di chúc qua đời. Giống như một người yêu cầu sử dụng một phần nào đó từ tài sản của y để xây dựng Masjid.
Giáo luật quy định đối với người Muslim để lại di chúc trước khi chết liên quan đến các vấn đề về tài chính. Thiên Sứ của Allah ﷺ nói rằng: «Thật không nên đối với một người Muslim, khi y có điều gì đó từ di nguyện của y, không nên ngủ qua hai đêm ngoại trừ di nguyện đó được viết ra sẵn ở nơi y». Ông Ibn Umar nói: Kể từ khi tôi nghe điều này từ Thiên Sứ ﷺ, tôi không trải qua một đêm nào mà tờ di nguyện của tôi lại không cùng với tôi. [Al-Bukhari, số: 2738, và Muslim, số: 1627].
Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao đã ưu tiên Trong Thiên Kinh của Ngài việc thực hiện di nguyện trả nợ trước việc phân chia tài sản thừa kế, Ngài phán về việc phân chia tài sản thừa kế: ((Tuy nhiên, việc phân chia này) được thực hiện sau khi đã hoàn tất xong phần di chúc hoặc nợ.) [Chương Al-Nisa', câu: 11].
Các trường hợp của di chúc.
Di chúc có những trường hợp:
1. Di chúc bắt buộc.
Nếu một người Muslim có những khoản nợ, hoặc những quyền lợi tài chính, mà không có bằng chứng rõ ràng hoặc tài liệu nào chứng mình điều đó, thì bắt buộc phải viết một bản di chúc để chứng thực các quyền lợi đó, điều này là do việc hoàn nợ là bắt buộc, nếu bắt buộc phải có điều nào đó để hoàn thành một điều bắt buộc (Wajib), thì nó sẽ trở thành điều bắt buộc (Wajib) (một công thức trong Fiqh; trường hợp ở đây tức là trả nợ là điều bắt buộc (Wajib), và để lại di chúc để hoàn thành việc trả nợ (hoàn thành điều bắt buộc Wajib) thì xem như việc viết di chúc là bắt buộc (Wajib)).
2. Di chúc khuyến khích.
Đó là một người Muslim có di nguyện quyên góp một phần tài sản của y sau khi qua đời trong những lĩnh vực từ thiện; như bố thì (Sadaqah) cho một số bà con nghèo, hoặc những điều tương thự, và nó được quy định bởi một số điều:
1. Di chúc không dành cho những người được hưởng quyền thừa kế, Thượng Đế Allah đã chia cho họ phần của họ (quy định giáo luật bắt buộc chia tài sản cho những người được hưởng quyền thừa kế), Thiên Sứ của Allah ﷺ nói rằng: «Không có phần trong di chúc cho những người được hưởng quyền thừa kế» [Abu Dawood, số: 3565, và At-Tirmizi, số: 2120, và Ibn Ma'jah, số: 2713].
A. Di chúc phải ít hơn 1/3 trong tổng tài sản, được phép ở mức 1/3 trong tổng tài sản, và cấm không được nhiều hơn mức đó, khi một trong những vị bạn đạo cao quý có ý định để lại di chúc nhiều hơn 1/3 của tài sản, Thiên Sứ của Allah ﷺ đã cấm ông, và Người nói: «Một phần ba, và một phần ba là rất nhiều» [Al-Bukhari, số: 2744, và Muslim, số: 1628].
B. Người lập di chúc phải là người giàu có, tài sản để lại đủ cho những người thừa kế, Thiên Sứ của Allah ﷺ đã nói với vị bạn đạo Saeed Bin Abi Waqqas [cầu xin Allah hài lòng về ông] khi ông có ý định để lại di chúc: «Để những người thừa kế của anh giàu có tốt hơn là để họ nghèo phải đi xin ăn từ mọi người» [Al-Bukhari, số: 1295, và Muslim, số: 1628].
3. Di chúc không được khuyến khích:
Khi người lập di chúc là người nghèo có ít tài sản hoặc người thừa kế cần thiết đến tài sản thừa kế đó, thì việc lập di chúc không được khuyến khích; bởi vì điều đó sẽ làm eo hẹp cho những người thừa kế, Thiên Sứ của Allah ﷺ đã nói với vị bạn đạo Sa'di Bin Abi Waqqas [cầu xin Allah hài lòng về ông] khi ông có ý định để lại di chúc: «Để những người thừa kế của anh giàu có tốt hơn là để họ nghèo phải đi xin ăn từ mọi người» [Al-Bukhari, số: 1295, và Muslim, số: 1628].
4. Di chúc bị cấm:
Nếu viết di chúc để lại tài sản cho những người được hưởng thừa kế, như để lại cho con trai cả, hoặc cho vợ bằng tài sản của những người được hưởng quyền thừa kế khác, hoặc để lại di chúc xây lăng mộ cho mình.
Mức lượng di chúc hợp pháp.
Được phép di chúc bằng 1/3 tổng tài sản, không được phép vượt mức lượng đó, tốt nhất nên ít hơn mức đó, khi ông Sa'di Bin Abi Waqqas [cầu xin Allah hài lòng về ông] nói: Thưa Thiên Sứ của Allah tôi có được để lại di chúc toàn bộ tài sản của tôi không? Người đáp: «Không», tôi nói: thế thì một nữa? Người đáp: «Không». Tôi nói: thế thì một phần ba? Người đáp: «Một phần ba, và một phần ba là rất nhiều, anh để những người thừa kế của anh giàu có tốt hơn là để họ nghèo phải đi xin ăn từ mọi người» [Al-Bukhari, số: 2742].
Được phép viết di chúc để lại toàn bộ tài sản thay vì chỉ 1/3 đối với người nào không có người để thừa kế tài sản.
Giáo luật thi hành di chúc.
Bắt buộc thực hiện di chúc của người đã khuất, sẽ mang tội đối với người được yêu cầu thực hiện di chúc nhưng không thực hiện, khi di chúc đáp ứng đầy đủ các điều kiện hợp pháp. bởi lời phán của Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao: (Ai sửa đổi lời di chúc sau khi đã nghe rõ nó thì chỉ những kẻ sửa đổi mới phải chịu tội. Quả thật, Allah là Đấng Hằng Nghe, Đấng Hiểu Biết) [Chương Al-Baqarah, câu: 181].
Nếu một người qua đời thì y không còn sở hữu tài sản mà y đã kiếm được trong cuộc đời của mình, Quả thật, tôn giáo Islam quy định cho chúng ta phân chia tài sản thừa kế và cho tất cả những ai trong diện được hưởng tài sản thừa kế của họ, vì vậy, sau khi trả các khoản nợ của người đã khuất sau đó hoàn thành di nguyện của y.
Chắc chắn, Thiên Kinh Qur'an và Sunnah của Thiên Sứ ﷺ đã giải thích rõ ràng cho chúng ta phương pháp phân chia tài sản thừa kế, để không xảy ra tranh chấp giữa những người được hưởng thừa kế, và Đấng Phán Quyết trong tài sản thừa kế là Đấng Phán Quyết Tối Cao nhất, Đấng Vinh Quang, và không một ai được phép thay thế hoặc sửa đổi với lập luận đi ngược lại quy định đó vì lý do phong tục tập quán ở đất nước hay những người nào. Vì vậy, Thượng Đế Allah Đấng Toàn Năng đã phán trong một câu Kinh về tài sản thừa kế: (Đó là giới luật của Allah. Người nào tuân lệnh Allah và Thiên Sứ (Muhammad) của Ngài thì y sẽ được thu nhận vào những Ngôi Vườn Thiên Đàng bên dưới có các dòng sông chảy, họ sẽ ở trong đó mãi mãi, và đó là một thành tựu vĩ đại) [Chương Al-Nisa', câu: 13].
Đối với Con cái, Người thân của người đã khuất sau khi y qua đời nên tham khảo ý kiến của những người có kiến thức, những thẩm phán (trong tôn giáo Islam) để biết cách phân chia tài sản thừa kế một cách chi tiết theo quy định của giáo luật, để tránh những tranh chấp, cãi vã, xung đột về tài sản.