Tiếp tục học tập

Bạn chưa đăng nhập
Hãy đăng ký ngay bây giờ trên nền tảng Ta để theo dõi quá trình của bạn, thu thập điểm và tham gia các cuộc thi, sau khi đăng ký bạn sẽ nhận được chứng chỉ điện tử về các chủ đề bạn đã học.

Phần hiện tại: model

Bài học Cho mượn.

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm cho mượn và một số quy định giáo luật về nó.

  • Hiểu được ý nghĩa của cho mượn.
  • Hiểu được những quy định giáo luật liên quan đến cho mượn.
  • Hiểu được sự khác nhau giữa cho mượn và đặt cọc.

Khái niệm cho mượn.

Là được phép hưởng lợi từ vật gì đó mà không cần phải trả phí tương xứng, được gọi như vậy vì nó loại bỏ phí trao đổi tương xứng.

Giáo luật về cho mượn.

Cho mượn là sự giúp đỡ trên phương diện đạo đức và kính sợ, nó là quy định được phép từ Qur’an, Sunnah, sự thống nhất của các học giả (Ijma’), và Qiyas (sự so sánh, đối chiếu). Hợp đồng cho mượn là hợp đồng cho phép và không phải là bắt buộc, vì vậy mỗi bên có thể chấm dứt nó, cho mượn và việc làm tốt đẹp, đáng khen ngợi; vì đó là sự yêu thương, và đáp ứng sự cần thiết, mang lại tình cảm yêu thương. Nó được xác nhận khi người sở hữu hài lòng điều đó và người nhận cần nó, việc cho mượn được diễn ra với lời, hoặc câu nói xác nhận điều đó.

Mục đích của quy định được phép cho mượn.

Một người có thể cần được hưởng lợi ích từ tài sản, nhưng y không có khả năng sở hữu nó, cũng không có tiền để trả cho việc mướn nó. Mặt khác, một số người không dũng cảm để có thể tặng tài sản này hoặc bố thí nó cho những người cần thiết, ngay cả khi y hài lòng rằng nhứng người khác được hưởng lợi ích tạm thời từ nó rồi sau đó lấy lại; thì việc cho mượn đạt được điều đó cho cả hai bên.

Trong sự thương xót của Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao khi Ngài cho phép việc cho mượn, đáp ứng nhu cầu của người đi mượn, cùng với việc đạt được phần thưởng cho người cho mượn, bằng cách trao lợi ích cho người anh em của mình trong khi tài sản vẫn thuộc về y.

Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao phán: (Các ngươi hãy giúp nhau làm điều đạo đức và Taqwa (ngay chính, sợ Allah) và chớ tiếp tay nhau làm điều tội lỗi và gây hận thù.) [Chương Al-Maidah, câu: 2].

Ông Anas Bin Malik [cầu xin Allah hài lòng về ông] nói: Trước đây, cư dân Madinah sợ hãi khi nghe một âm thanh rất lớn, vì vậy Thiên Sứ ﷺ đã mượn từ Abi Talhah một con ngựa được gọi với tên là Al-Mandub để cưỡi, khi Người quay trở về Người nói: «Ta không thấy gì cả, nhưng ta thấy nó (con ngựa) giống như dòng biển cả (mạnh mẽ, uyển chuyển, nhẹ nhàng như biển cả)» [Al-Bukhari, số: 2627 và Muslim, số: 2307].

Các điều kiện để chấp nhận việc cho mượn.

١
Tài sản cho mượn phải mang lại lợi ích và vẫn là tài sản của người cho mượn.
٢
Lợi ích của tài sản mang lại phải được phép trong giáo luật, vì vậy không được phép cho mượn ô tô để vận chuyển rượu chẳng hạn.
٣
Rằng người cho mượn phải đủ điều kiện để giúp đỡ, là người sở hữu hoặc được quyền cho mượn.
٤
Rằng bên cho mượn có đủ điều kiện để quản lý.

Các nền tảng của cho mượn.

١
Người cho mượn: đó là chủ sở hữu tài sản.
٢
Người mượn: đó là người được lợi ích từ tài sản.
٣
Tài sản cho mượn: đó là tài sản cho mượn từ các con vật cưỡi, máy móc hoặc những thứ khác.
٤
Hình thức: đó là tất cả điều nói lên việc cho mượn từ câu nói, cử chỉ, hoặc hành động.

Bắt buộc người mượn phải bảo vệ, giữ gìn vật đã mượn, sử dụng đúng cách và trả lại nguyên vẹn cho chủ sở hữu. Nếu thứ đã mượn bị hư hao bởi người mượn mà không sử dụng nó, y phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về nó, cho dù y do sơ suất hay không, nhưng nó bị hư hao bởi việc sử dụng đã được cho phép thì không phải chịu trách nhiệm, trừ khi người mượn quá lạm dụng, hoặc sử dụn quá mức thì phải chịu trách nhiệm.

Giáo luật trả lại đồ cho mượn.

Bắt buộc người mượn phải hoàn trả lại vật đã mượn nếu đã hoàn thành nhu cầu sử dụng của mình, và phải hoàn trả nó nguyên vẹn như lúc y đã nhận, không được phép đối với người mượn giữ lại hoặc tước đi quyền sở hữu của chủ nhân nó, nếu làm như vậy thì y là kẻ bội tín tội lỗi.

Người cho mượn có thể lấy lại tài sản đã cho mượn bất cứ khi nào y muốn, miễn là đó không phải là nguyên nhân gây hại cho người mượn. Nếu việc lấy lại gây hại cho người mượn, y sẽ hoãn việc lấy lại cho đến khi loại bỏ sự gây hại, chẳng hạn như cho mượn dất, sau đó người mượn gieo trồng thì không được quyền lấy lại cho đến khi nào người mượn hoàn thành việc thu hoạch.

Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao phán: (Quả thật, Allah đã ra lệnh cho các ngươi phải giao trả đầy đủ tín vật về lại cho chủ, và khi các ngươi phân xử (các vụ việc) giữa thiên hạ thì các ngươi phải phân xử công bằng. Allah thực sự đã rất nhân từ khi Ngài răn dạy các ngươi điều này. Quả thật, Allah là Đấng Hằng Nghe, Đấng Hằng Thấy.) [Chương Al-Nisa', câu: 58].

Sự khác biệt giữa cho mượn và ủy thác.

١
Chiếm đoạt tài sản cho mượn như kẻ trộm cắp, còn ủy thác thì không.
٢
Người nhận tài sản cho mượn cho sự cần thiết của bản thân và phải có trách nhiệm với nó. Còn ủy thác người đảm nhận điều đó vì muốn được ân phước từ Thượng Đế Allah, thì y là người tin cậy và không phải có trách nhiệm cho tài sản đó, trừ khi y lạm dụng hoặc sử dụng quá mức.

Cho mượn sẽ kết thúc với:

١
Hết thời gian của việc cho mượn tạm thời.
٢
Tài sản cho mượn được trả lại người cho mượn trong các trường hợp:
٣
Một trong hai bên (bên cho mượn, bên mượn) bị mất trí, không còn nhận thức.
٤
Một trong hai bên bị ngăn cản do bị phá sản hoặc mất nhận thức.
٥
Một trong hai bên chết.
٦
Tài sản cho mượn bị hư hại.
٧
Tài sản cho mượn thuộc quyền sở hữu của người khác.

Bạn đã hoàn thành bài học thành công


Hãy bắt đầu bài kiểm tra