Tiếp tục học tập

Bạn chưa đăng nhập
Hãy đăng ký ngay bây giờ trên nền tảng Ta để theo dõi quá trình của bạn, thu thập điểm và tham gia các cuộc thi, sau khi đăng ký bạn sẽ nhận được chứng chỉ điện tử về các chủ đề bạn đã học.

Phần hiện tại: model

Bài học Zakah; Sự thật và ý nghĩa của Zakah.

Zakah là trụ cột thứ ba trong các trụ cột của tôn giáo Islam. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu sự thật, mục đích ý nghĩa và sự khôn ngoan trong quy định của giáo luật.

  • Hiểu được sự thật của Zakah.
  • Hiểu được mục đích ý nghĩa về giáo luật Zakah.
  • Biết được những người xứng đáng được nhận Zakah.

Zakah.

Zakah là trụ cột thứ ba trong các trụ cột của tôn giáo Islam. Zakah là nghĩa vụ tài chính mà Thượng Đế Allah quy định bắt buộc đối với những người giàu cung cấp cho người nghèo, những người khó khăn cần thiết, và những người thuộc diện xứng đáng được nhận khác, nhằm giúp đỡ làm giảm bớt sự khổ cực của họ và sẽ không ảnh hưởng đến người giàu.

Mục đích và ý nghĩa của Zakah.

1. Quả thật, bản chất yêu thích tiền bạc và của cải của con người khiến con người luôn cố gắng bảo vệ và giữ kỹ không muốn san sẻ và ban bố cho ai. Bởi thế, giáo luật bắt buộc phải thực hiện xuất Zakah nhằm thanh lọc bản thân khỏi sự keo kiệt, hẹp hòi và tham lam, giúp bản thân loại trừ bản chất chỉ biết yêu thích trần gian mà quên đi Đời Sau. Allah, Đấng Tối Cao phán: (Ngươi (Thiên Sứ Muhammad) hãy lấy tài sản mà họ Sadaqah để tẩy sạch và thanh lọc họ.) [Chương At-Tawbah, câu 103].

2. Thực hiện bổn phận Zakah là cở sở thiết lập mối liên kết và gắn nối tình hữu nghị giữa các tín đồ, bởi lẽ tâm lý con người vốn dĩ thích được đối xử tốt, hơn nữa xã hội Muslim được kết cấu từ những cá thể cần hỗ trở lẫn nhau giống như một bức tường kiên cố do các viên gạch kết chặt với nhau, và giúp giảm bớt các tệ nạn trộm cắp, cướp bóc và tham ô.

3. Khẳng định ý nghĩa thờ phượng và tuân phục một cách hoàn toàn và triệt để mệnh lệnh của Allah, Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài, khi mà người giàu xuất một phần tài sản của mình để chấp hành theo giáo luật của Ngài. Và trong việc xuất Zakah là thể hiện sự tri ân về ân huệ mà Allah đã ban phát và sự tri ân sẽ được đền bù bằng sự gia tăng thêm nhiều ân huệ như Allah đã phán: (Nếu các ngươi biết ơn, TA chắc chắn sẽ ban thêm cho các ngươi.) [Chương Ibrahim, câu 7].

4. Thực hiện nghĩa vụ Zakah giúp con người khái niệm về an sinh xã hội, giúp cân đối giữa các tập thể trong xã hội, không có sự chênh lệch quá mức về sự giàu có cũng như sự nghèo đói, tránh được sự độc tài về tài chính. Allah, Đấng Tối Cao phán: (Mục đích để nó (tài sản) không là sự phân bổ vĩnh viễn cho người giàu có trong số các ngươi.) [Chương Al-Hashr, câu 7].

Zakah được chi cho những ai?

Islam đã giới hạn các thành phần hay các đối tượng được hưởng nguồn Zakah một cách cụ thể. Người Muslim được phép đưa Zakah cho một dạng đối tượng hay nhiều đối tượng thuộc các thành phần được phép hưởng, hoặc có thể đưa cho các tổ chức chuyên thu gom Zakah hay các hội từ thiện chuyên phân phát Zakah cho những đối tượng được hưởng quyền lợi này, và tốt nhất là nên phân phát trong xứ sở mình đang sinh sống.

Những đối tượng được hưởng quyền lợi từ Zakah:

١
Người nghèo khó: họ là những người không có gì đảm bảo cho cuộc sống, hoặc chỉ có được ít hơn một nữa tổng số tiền cho cuộc sống của họ trong một năm.
٢
Người thiếu thốn: những người khó khăn, cần giúp đỡ, và họ là người có thể tìm được một nữa hoặc nhiều hơn tổng số tiền dành cho họ trong một năm.
٣
Người thu gom, quản lý của cải Zakah: họ là những nhân viên, người lao động trong lĩnh vực Zakah, những người được Imam chỉ định đứng ra thu gom và phân phát của cải Zakah.
٤
Người có trái tim thiện cảm với tôn giáo Islam: họ là những người tốt đẹp trong nhóm người của họ, có thể hy vọng họ đến với tôn giáo Islam, hoặc Islam là đối tác của họ, hoặc là sức mạnh đức tin của họ, hoặc giúp đỡ những người Muslim, hoặc sợ điều xấu của họ.
٥
Người nô lệ: những người đã ký bản ký kết với chủ của họ, những người sở hữu họ, trả lại số tiền để mua sự tự do của họ. Và được phép dùng tiền đó để mua người nô lệ, hoặc để phóng thích người nô lệ Muslim.
٦
Người mắc nợ không có khả năng chi trả: họ là người đã vay mượn cho bản thân của họ, với điều kiện khoản vay được sử dụng cho điều được phép, và sau đó không còn khả năng chi trả, hoặc khoản vay vì lợi ích chung cho cộng đồng.
٧
Người chiến đấu cho con đường chính nghĩa của Allah: Có nghĩa là những chiến sĩ tình nguyện tham gia chiến đấu (Jihad) để bảo vệ tôn giáo Islam, họ không nhận thù lao cũng không có lương từ tiền bạc của những người Muslim.
٨
Người lỡ đường: là người đang thực hiện chuyến hành trình ở một nơi khác ngoài nơi y sinh sống, nhưng gặp phải điều trắc trở cần đến tiền bạc, thì có thể trao cho y đủ để y có thể hoàn tất hành trình, với điều kiện cuộc hành trình đó của y không phải để đến với điều cấm (Haram).

Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao phán giải thích các khoản chi tiêu Zakah bắt buộc: (Quả thật, của bố thí (Zakah) chỉ dành cho người nghèo, người thiếu thốn, người thu gom và quản lý, người có trái tim thiện cảm (với Islam), nô lệ (bao gồm tù binh), người mắc nợ, dành phục vụ cho con đường chính nghĩa của Allah, và cho người lỡ đường.) [Chương At-Taubah, câu: 60].

Bạn đã hoàn thành bài học thành công


Hãy bắt đầu bài kiểm tra