Tiếp tục học tập

Bạn chưa đăng nhập
Hãy đăng ký ngay bây giờ trên nền tảng Ta để theo dõi quá trình của bạn, thu thập điểm và tham gia các cuộc thi, sau khi đăng ký bạn sẽ nhận được chứng chỉ điện tử về các chủ đề bạn đã học.

Phần hiện tại: model

Bài học Quà tặng

Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm của quà tặng, và một số giáo luật liên quan đến quà tặng.

  • Tìm hiểu khái niệm quà tặng và mục đích của nó.
  • Hiểu được những quy định giáo luật Islam liên quan đến quà tặng.
  • Khuyến khích quà tặng để tìm kiếm phần thưởng từ Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao.

Quả thật, Allah Đấng Tối Cao, Ngài Rất Mực Rộng Lượng, Ngài yêu thích sự hào phóng và rộng lượng. Và Thiên Sứ của Allah ﷺ là người hào phóng nhất so với nhân loại, Người đã từng nhận quà tặng và tặng thưởng cho điều đó, Người kêu gọi hãy chấp nhận quà tặng, và yêu thích về việc đó, và việc cho tặng là một trong những điều Người ﷺ yêu thích nhất.

Khái niệm quà tặng.

Sở hữu tài sản hiện hữu mà không phải trả phí, ngay lập tức.

Và như chúng tôi đã nói: Quyền sở hữu; chỉ ra rằng thỏa thuận tặng là một trong những thỏa thuận về quyền sở hữu.

Ý nghĩa của tài sản hiện hữu: tất cả các loại tài sản, bao gồm tiền bạc, và các loại tài sản khác.

Thuật ngữ "sở hữu tài sản" nó loại trừ "quà tặng có ích" bởi hai lý do:

١
Điều mang lại lợi ích không được gọi là tài sản đối với một số học giả về giáo lý thực hành (Fiqh).
٢
Quà tặng của lợi ích nó có thuật ngữ riêng đối với các học giả về giáo lý thực hành (Fiqh), nó được gọi là cho mượn.

Và loại bỏ giới hạn "quyền sở hữu" miễn trừ khỏi khoản nợ, cho dù có bằng hình thức quà tặng; bởi vì miễn trừ có nghĩa là hủy bỏ.

Và thuật ngữ quà tặng được sử dụng cho cả quyên góp, và ủng hộ, Và tất cả những điều này đều nằm trong việc làm đạo đức, lòng nhân từ, kết nối thân tộc, và kêu gọi nhau làm thiện tốt.

Giáo luật về quà tặng.

Quà tặng là điều khuyến khích, bởi vì nó mang những trái tim đến gần với nhau hơn, đạt được phần thưởng và ân phước, đạt được tình yêu thương và tình cảm. Kinh Sách thiêng liêng (Qur’an) và Sunnah cao quý, và sự thống nhất của các học giả chỉ ra rằng quà tặng là điều khuyến khích.

Giáo luật khuyến khích việc tặng quà, vì điều đó làm thanh tẩy tâm hồn khỏi thói keo kiệt, bủn xỉn và tham lam, nó mang những trái tim đến gần nhau hơn, và củng cố mối quan hệ yêu thương giữa mọi người với nhau, đặc biệt nếu đó là những người thân, hàng xóm láng giềng, và người có thù hằn, ác cảm với nhau. Có thể sẽ xảy ra sự bất hòa, tranh chấp, làm mọi người xa cách, quay lưng lại với nhau, họ hàng rạng nứt, nên việt tặng quà là để tẩy sạch những trái tim, và loại bỏ tất cả những nguyên nhân gây chia rẽ giữa mọi người. Và bất cứ ai tặng vật gì đó vì Thượng Đế Allah Đấng Tối Cao thì chắc chắn y sẽ nhận được phần thưởng và ân phước.

Bà A-Ishah [cầu xin Allah hài lòng về Bà] thuật lại: «Trước đây Thiên Sứ của Allah ﷺ đã nhận quà tặng và Người đã đáp lại người tặng một món quà khác» [Al-Bukhari, số: 2585].

Và từ ông Ibn Abbas [cầu xin Allah hài lòng về ông] thuật lại: «Thiên Sứ của Allah ﷺ là người hào phóng nhất so với mọi người, và Người là người hào phóng nhất trong tháng Ramadan khi Thiên Thần Jibril đến gặp Người, Thiên Thần Jibril đến gặp người vào mỗi đêm của tháng Ramadan để dạy người Thiên Kinh Qur'an. Thiên Sứ của Allah ﷺ rộng lượng và hào phóng trong việc làm tốt đẹp hơn cả (lợi ích của) cơn gió tốt lành mang mưa và lòng thương xót được Thượng Đế Allah gửi đến.» [Al-Bukhari, số: 6 và Muslim, số: 2308].

Những nền tảng của quà tặng.

Các học giả Ulama đồng thuận rằng lời đề nghị (I-jab) là một trong những nền tảng của quà tặng, họ bất đồng nhau về điều khác với quà tặng. Quà tặng được xác lập chỉ cần với lời đề nghị (đó là việc đưa ra bằng chứng về việc quà tặng được tặng từ người chủ sở hữu nó), nhưng bên được tặng không thể sở hữu trừ khi với sự chấp nhận, và lấy. Nên việc chấp nhận, và lấy để tạo thứ tự hiệu lực, không phải vì việc thành lập hợp đồng.

Các điều kiện của quà tặng.

١
Rằng người tặng phải là người có khả năng.
٢
Người tặng phải là chủ nhân của tài sản tặng hoặc được cho phép để đem tặng.
٣
Người tặng hài lòng về việc tặng của mình (không bị ép buộc), và người bị ép buộc không bị ràng buộc bởi các thỏa thuận.
٤
Điều kiện của người được tặng là phải có năng lực sở hữu tài sản, nên người không có khả năng sở hữu tài sản thì không được tặng. Người được tặng phải đủ tuổi (đảm nhận nhiệm vụ bắt buộc trong tôn giáo), nếu người nhận chưa đủ tuổi thì người giám hộ thay thế nhận.
٥
Phải tồn tại người được tặng, vì món quà là quyền sở hữu, và quyền sở hữu của cái không tồn tại thì không được phép.
٦
Phải biết người nhận cụ thể, nếu không biết người nhận cụ thể, chẳng hạn như người tặng nói rằng: tôi tặng ngôi nhà cho anh này, anh kia, thì điều này có sự bất đồng về giá trị của tài sản tặng giữa những học giả về giáo lý thực hành.
٧
Rằng món quà phải mang lại lợi ích từ nó, ngay cả khi nó không thể bán được.
٨
Quà tặng phải hiện hữu, việc quản l‎ý cái không tồn tại phụ thuộc vào sự tồn tại của nó, một quà tặng chưa được biết rõ và không tồn tại là hợp lệ nếu nó được mong đợi là tồn tại.

Các học giả bất đồng quan điểm về điều kiện quà tặng phải được biết rõ, không phải không rõ ràng. Và bất đồng về điều kiện quà tặng bị phân chia, không được biết đến rõ ràng.

Giáo luật về việc tặng quà để vụ lợi.

Bất cứ ai tặng quà cho người quản lý, nhân viên hoặc những người khác để có được lợi ích nào đó mà y không có quyền đối với nó, đó sẽ là việc Haram (bị cấm) đối với người tặng và người được tặng; bởi vì đó là hối lộ, người cho và người nhận bị nguyền rủa bởi điều đó.

Nếu một người tặng cho một người khác một món quà để ngăn chặn sự bất công của người đó đối với y, hoặc để trao cho người đó quyền lợi thuộc về người đó, thì món quà này bị cấm đối với người nhận, nhưng được phép đối với người tặng để bảo vệ quyền lợi của mình và ngăn chặn điều bất công của người nhận.

Ông Abu Humaid Al-Sa’idi [cầu xin Allah hài lòng về ông] thuật lại: Thiên Sứ ﷺ đã chỉ định một người đàn ông từ bộ tộc Asad, được gọi là Ibn Al-Utabiyah để thu thập Zakah. Khi anh ta trở lại (với số tiền), anh ta nói (với Thiên Sứ ﷺ): “Cái này là dành cho các bạn, và cái này cho tôi như một món quà”. (Nghe vậy) Thiên Sứ ﷺ đi lên Minbar (bục giảng), Người tôn vinh và ca ngợi Allah, sau đó Người nói: Chuyện gì đã xảy ra với người làm công mà chúng ta cử đi (để thu thập Zakah từ công chúng) rằng y trở về và nói: Cái này dành cho bạn và cái này là của tôi, tại sao y không ngồi ở nhà cha, mẹ của y và đợi xem có ai tặng quà cho y hay không. Ta thề bởi Đấng nắm giữ linh hồn Ta trong tay Ngài rằng ai lấy một cách trái phép bất cứ thứ gì từ tiền Zakah thì vào Ngày Phục Sinh Allah sẽ treo nó trên cổ của y; nếu đó là một con lạc đà, nó sẽ rên rỉ, hoặc nếu là một con bò nó sẽ kêu rống, và nếu là một con cừu nó sẽ gào thét. Sau đó, Người đưa hai tay lên cho đến khi chúng tôi nhìn thấy nách người trắng bệch (và Người nói): Chẳng phải ta đã truyền tải bức thông điệp của Allah rồi sao? Người lập lại nó ba lần. [Al-Bukhari, số: 7174, và Muslim, số: 1832].

Bạn đã hoàn thành bài học thành công


Hãy bắt đầu bài kiểm tra